Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Siêu Trái Đất - Godzilla của Trái Đất

Siêu Trái Đất - Godzilla của Trái Đất

Các nhà khoa học đã tìm ra một hành tinh mới, hành tinh đá với khối lượng gấp 17 lần của Trái Đất và cách Trái Đất khoảng 560 năm ánh sáng. Theo các nhà lý thuyết thì hành tinh với kích cỡ như vậy sẽ không thể tồn tại ở dạng đá mà sẽ là dạng khí như sao Mộc.

Kepler-10c - Siêu Trái Đất mới - Ảnh: Harvard-Smithsonian
Được mệnh danh là "Siêu Trái Đất", hành tinh Kepler-10c quay quanh một ngôi sao giống như mặt trời với chu kỳ 45 ngày trong chòm sao Draco. Nó thậm chí lớn hơn rất nhiều so với các "siêu Trái Đất" đã được tìm thấy trước kia. 

Điều này đã thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên khi chúng tôi phát hiện ra hành tinh như vậy" Xavier Dumusque nhà khoa học thuộc trung tâm Vật lý thiên văn thuộc đài thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết. "Đây thực sự là một Godzilla của Trái Đất". Nhưng không giống như trong bộ phim quái vật, Kepler-10c có tín hiệu tích cực cho sự sống. 

Kepler-10c được tìm thấy đầu tiên bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA. Kepler tìm cách hành tinh sử dụng phương pháp dịch chuyển, tìm kiếm trong một ngôi sao mà nó mờ dần đi khí một hành tinh di chuyển ngang qua nó. Bằng phương pháp đo độ mờ đi các nhà thiên văn học có thể tính toán được đường kích của nó. Tuy nhiên, Kepler không cho ta biết được một hành tinh này là dạng đá hay dạng khí.

Kepler-10c được biết có đường kính khoảng 28962 km, lớp gấp 2.3 lần Trái Đất. Điều này nghĩa là nó được xếp vào hành tinh như tiểu Hải Vương tinh.

Kepler-10c không bị mất khí quyển của nó theo thời gian. Khối lượng của nó đủ lớn để  giữ khí quyển lại. Dumusque giải thích.

Theo các lý thuyết về sự hình thành của hành tinh thì khó có thể giải thích một hành tinh đá khổng lồ như vậy có thể tồn tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu quan sát mới chỉ ra rằng nó không chỉ có một. Các nhà thiên văn cũng cho rằng sẽ có nhiều siêu Trái Đất mới được tìm thấy khi mà các "thợ săn hành tinh" mở rộng dữ liệu đối với các quỹ đạo có chu kỳ lâu hơn.

Khám khá này có ý nghĩa sâu sắc đối với lịch sử của vũ trụ và các khả năng tồn tại cho sự sống. Hệ Kepler-10 khoảng 11 tỷ năm tuổi, nghĩa là nó được hình thành sau vụ nổ Bigbang khoảng 3 tỷ năm.

Vũ trụ khi mới hình thành chỉ chứ khí hydro và Heli. Các nguyên tố năng cầ thiết để hình thành hành tinh đá như Silic và sắt phải được tạo ra để hình thành nên các ngôi sao. Khi nhưng ngôi sao này bùng nổ, chúng sẽ phân tán các thành phần quan trọng này vào không gian mà chúng có thể tái hợp lại để hình thành các ngôi sao và hành tinh sau này.

Quá trình này diễn ra hàng tỷ năm. Tuy nhiên Kepler-10c cho thấy vũ trụ có thể hình thành nên dạng đá lớn trong suốt thời kỳ mà có rất ít các nguyên tố nặng.

"Tìm ra Kepler-10c cho chúng ta thấy được các hành tinh đá có thể hình thành sớm hơn so với những gì chúng ta đã nghĩ. Nếu bạn có thể tạo ra đá thì bạn có thể tạo ra sự sống" - nhà thiên văn Sasselov cho biết.