Kính thiên văn vũ trụ Nasa phát hiện hành tinh đầu tiên với kích thước tương đương Trái Đất trong vùng "có thể có sự sống"
Kepler-186f với kích thước tương đương Trái Đất có thể có sự sống. |
"Khám phá ra Kepler-186f là một tín hiệu bước tiến cho việc tìm ra các thế giới mới giống như Trái Đất" - giám đốc bộ phận vật lý thiên văn Paul Hertz của NASA cho biết. "Các sứ mệnh tương lai của NASA như vệ tinh nghiên cứu sự di chuyển của các hành tinh khác và kính thiên văn vũ trụ James Webb, sẽ khám phá các hành tinh đá gần nhất và xác định thành phần kết cấu, điều kiện khí quyển, tiếp tục nhiệm vụ của con người để tìm hành tinh thực sự giống Trái Đất".
So sánh kích thước giữa Kepler-186f với Trái Đất và hệ Mặt Trời với hệ Kepler-186 |
Kepler-186f quay quanh ngôi sao của nó với chu kỳ 130 ngày và nhận được năng lượng bằng 1/3 so với năng lượng Trái Đất nhận được từ Mặt Trời, đưa nó gần hơn với vùng có sự sống. Độ sáng của nó lúc giữa trưa tương đương với độ sáng của Trái Đất trước hoàng hôn khoảng 1 tiếng.
"Nằm trong vùng có sự sống không có nghĩa là nó có sự sống. Nhiệt độ của hành tinh phụ thuộc rất mạnh vào kiểu khí quyển trên hành tinh đó" - Thomas Barclay nhà khoa học ngiên cứu thuộc viện nghiên cứu môi trường Bay Area tại Ames. "Kepler-186f có thể được coi như là họ hàng với Trái Đất hơn là người anh em song sinh".
Bốn hành tinh đồng hành Kepler-186b, Kepler-186c, Kepler-186d, Kepler-186e với chu kỳ quanh quanh ngôi sao của nó là 4, 7, 13 và 22 ngày tương ứng, khiến cho chúng quá nóng để có thể tồn tại sự sống. Bốn hành tinh này được biết là kích thước nhỏ hơn 1.5 lần Trái Đất.
Các bước tiếp theo trong việc nghiên cứu các hành tinh xa xôi bao gồm tìm các hành tinh giống Trái Đât, trong vùng có thể có sự sống quay quanh ngôi sao giống Mặt Trời và nghiên cứu thành phần hóa học của chúng. Kính thiên văn vũ trụ Kepler cho phép đo lường đồng thời và liên tục độ sáng của 150000 ngôi sao, là nhiệm vụ đầu tiên có thể phát hiện các hành tinh kích cỡ Trái Đất quanh quanh các ngôi sao giống Mặt Trời.
Video:
(Theo NASA)