Siêu Mặt Trăng đầu tiên của năm

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Ảnh sao băng 24/05/2014.

Nội dung: Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Siêu máy ảnh 1 tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế.

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra.

National Geographic Online

Watch National Geographic Online.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Con quái vật lớn nhất vũ trụ - Hố đen lớn nhất vũ trụ

Con quái vật lớn nhất vũ trụ

Bức ảnh cho thấy đĩa của thiên hà NGC 1277.  Được chụp bởi kính thiên văn Hubble. Thiên hà nhỏ và bằng phẳng này chứa một hố đen siêu lớn bên trong nó có khối lượng gấp 17 lần khối lượng Mặt Trời.
Thiên hà NGC 1277 nằm trong chòm sao Perseus (Anh Tiên) cách Ngân Hà khoảng 250 triệu năm ánh sáng 220 M-ly. Hố đen của thiên hà này được coi là "con quái vật lớn nhất trong vũ trụ" từng được phát hiện. Nó có khối lượng gấp 17 tỷ lần khối lượng Mặt Trời và chiếm khoảng 14% khối lượng của thiên hà NGC 1277. So với các hố đen khác thì chỉ khoảng 0.1 % của thiên hà chủ.

So sánh quỹ đạo của Trái Đất, sao Hải Vương với kích thước của hố đen quái vật
Hố đen này rộng gấp 11 lần "quỹ đạo" của sao Hải Vương quay quanh Mặt Trời của chúng ta. Khoảng cách trung bình từ sao Hải Vương đến Mặt Trời là khoảng 4.5 tỷ km (30.1 AU). Ngôi sao trẻ nhất trong thiên hà NGC 1277 này khoảng 8 tỷ năm tuổi gần gấp đôi tuổi của Mặt Trời

" Đây thực sự là một thiên hà kỳ quặc" , thành viên Karl Gebhardt nhóm nghiên cứu của đại học Texas trong một bài phát biểu. "Nó gần như là tất cả các hố đen. Đây có thể là đối tượng đầu tiên trong nhóm mới của các hệ hố đen-thiên hà."



"Lần đầu tôi tính toán, tôi nghĩ mình đã tính sai. Tôi đã thử lại với cùng thiết bị và sau đó là thiết bị khác" Van Den Bosch, một nhà thiên văn học ở viện Max Planck của Đức cho biết với trang Space.com. "Sau đó tôi nghĩ có lẽ thứ gì khác đang xảy ra".

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Siêu Trái Đất - Godzilla của Trái Đất

Siêu Trái Đất - Godzilla của Trái Đất

Các nhà khoa học đã tìm ra một hành tinh mới, hành tinh đá với khối lượng gấp 17 lần của Trái Đất và cách Trái Đất khoảng 560 năm ánh sáng. Theo các nhà lý thuyết thì hành tinh với kích cỡ như vậy sẽ không thể tồn tại ở dạng đá mà sẽ là dạng khí như sao Mộc.

Kepler-10c - Siêu Trái Đất mới - Ảnh: Harvard-Smithsonian
Được mệnh danh là "Siêu Trái Đất", hành tinh Kepler-10c quay quanh một ngôi sao giống như mặt trời với chu kỳ 45 ngày trong chòm sao Draco. Nó thậm chí lớn hơn rất nhiều so với các "siêu Trái Đất" đã được tìm thấy trước kia. 

Điều này đã thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên khi chúng tôi phát hiện ra hành tinh như vậy" Xavier Dumusque nhà khoa học thuộc trung tâm Vật lý thiên văn thuộc đài thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết. "Đây thực sự là một Godzilla của Trái Đất". Nhưng không giống như trong bộ phim quái vật, Kepler-10c có tín hiệu tích cực cho sự sống. 

Kepler-10c được tìm thấy đầu tiên bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA. Kepler tìm cách hành tinh sử dụng phương pháp dịch chuyển, tìm kiếm trong một ngôi sao mà nó mờ dần đi khí một hành tinh di chuyển ngang qua nó. Bằng phương pháp đo độ mờ đi các nhà thiên văn học có thể tính toán được đường kích của nó. Tuy nhiên, Kepler không cho ta biết được một hành tinh này là dạng đá hay dạng khí.

Kepler-10c được biết có đường kính khoảng 28962 km, lớp gấp 2.3 lần Trái Đất. Điều này nghĩa là nó được xếp vào hành tinh như tiểu Hải Vương tinh.

Kepler-10c không bị mất khí quyển của nó theo thời gian. Khối lượng của nó đủ lớn để  giữ khí quyển lại. Dumusque giải thích.

Theo các lý thuyết về sự hình thành của hành tinh thì khó có thể giải thích một hành tinh đá khổng lồ như vậy có thể tồn tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu quan sát mới chỉ ra rằng nó không chỉ có một. Các nhà thiên văn cũng cho rằng sẽ có nhiều siêu Trái Đất mới được tìm thấy khi mà các "thợ săn hành tinh" mở rộng dữ liệu đối với các quỹ đạo có chu kỳ lâu hơn.

Khám khá này có ý nghĩa sâu sắc đối với lịch sử của vũ trụ và các khả năng tồn tại cho sự sống. Hệ Kepler-10 khoảng 11 tỷ năm tuổi, nghĩa là nó được hình thành sau vụ nổ Bigbang khoảng 3 tỷ năm.

Vũ trụ khi mới hình thành chỉ chứ khí hydro và Heli. Các nguyên tố năng cầ thiết để hình thành hành tinh đá như Silic và sắt phải được tạo ra để hình thành nên các ngôi sao. Khi nhưng ngôi sao này bùng nổ, chúng sẽ phân tán các thành phần quan trọng này vào không gian mà chúng có thể tái hợp lại để hình thành các ngôi sao và hành tinh sau này.

Quá trình này diễn ra hàng tỷ năm. Tuy nhiên Kepler-10c cho thấy vũ trụ có thể hình thành nên dạng đá lớn trong suốt thời kỳ mà có rất ít các nguyên tố nặng.

"Tìm ra Kepler-10c cho chúng ta thấy được các hành tinh đá có thể hình thành sớm hơn so với những gì chúng ta đã nghĩ. Nếu bạn có thể tạo ra đá thì bạn có thể tạo ra sự sống" - nhà thiên văn Sasselov cho biết.