Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

"Cơn bão sao băng" thắp sáng bầu trời tháng 5

"Cơn bão sao băng" thắp sáng bầu trời tháng 5


Những người yêu thích quan sát bầu trời tháng này sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của sao băng có thể lên đến 1000 vệt trên 1 giờ. 


Vào ngày 23 và 24 tháng 5 này Trái Đất di chuyển qua vùng mảnh vụn và bụi tạo bởi sao chổi 209P/LINEAR. Những mảnh và hạt bụi này sẽ bị cháy sáng khi bay vào vùng khí quyển của Trái Đất.

Bụi của sao chổi 209P/ LINEAR sẽ bay qua Trái Đất tạo nên trận mưa sao Băng tháng 5

Trận mưa sao băng này khá mới mà các nhà thiên văn học không chắc chắn với những gì sẽ mong đợi. Dự đoán sẽ có khoảng 100 cho đến dường như là không tưởng 1000 sao băng trên một giờ.
 
Sao băng trên bầu trời tháng 5

Trận mưa sao băng này sẽ xuất hiện từ gần sao bắc cực (sao Bắc đẩu), nằm trong chòm Đại Hùng. Những người quan sát ở nam Canada và Hoa Kỳ là nơi tốt nhất để quan sát. Đặc biệt là vào 2 ngày 23 và 24 này Mặt Trăng cũng khá tối do đó sẽ dễ dàng quan sát.

Bán cầu Trái Đất với trận mưa sao băng được quan sát tốt nhất tại Canada và Hoa Kỳ
Nhà nghiên cứu thiên văn học Gemma Lavender đến từ Space chia sẻ: "Các chuyên gia thiên thạch đã dự đoán cơn mưa sao băng này là "cơn bão sao băng" tuy nhiên, theo các tính toán gần đây, ý tưởng về hiện tượng mà người xem có thể quan sát với mật độ 1.000 sao băng mỗi giờ có thể bị suy giảm. 

Các nhà thiên văn học vẫn sẽ nghiên cứu về tàn dư để lại của sao chổi 209P/LINEAR để đưa ra được dự đoán chính xác nhất".

Việt Nam có thể quan sát được trận mưa sao băng này nhưng không phải là khu vực tốt nhất như ở nam Canada và Hoa Kỳ.

(Theo Space, Nasa)