Siêu Mặt Trăng đầu tiên của năm

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Ảnh sao băng 24/05/2014.

Nội dung: Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Siêu máy ảnh 1 tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế.

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra.

National Geographic Online

Watch National Geographic Online.

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Chùm Ảnh sao băng ngày 24/05/2014

Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Sao băng tạo bởi sao chổi 209P/LINEAR. Tác giả: BG Boyd
Nhiếp ảnh gia BG Boyd đã chụp được bức ảnh của sao băng Camelopardalid tuyệt đẹp này từ Tucson, Arizona vào sáng sớm 24/05. Trận sao băng vừa qua được tạo ra từ bụi của sao chổi 209P/LINEAR

Tác giả: Gail Lamm
Một sao băng nhỏ khác Camelopardalid vụt qua trên ánh sáng ở phía bắc của dải Ngân Hà chụp bởi Gail Lamm tại Balmoral,Manitoba ở Canada.

Credits: NASA
Một sao băng rực sáng như sao Mộc vụt qua bầu trời chụp bởi camera của Nasa.

Tác giả: Eric Teske
Nhà quan sát bầu trời  Eric Teske tại  Brownsburg, Indiana đã chụp được bức này cũng vào sáng sớm 24/05.

Tác giả: Malcolm Park
Sao băng sáng khác bay qua trên bầu trời chụp bởi Malcolm Park 

Tác giả: Bill Longo
Nhà nghiên cứu sao Bill Longo đã chụp được ảnh này trong suốt trận mưa sao băng vừa qua.

Tác giả: Bill Longo
Một ảnh khác cũng được chụp bởi Bill Longo

Tác giả: Malcolm Park
Malcolm Park  đã chụp được cùng lúc 2 sao băng bay qua từ Toronto, Canada.

Nguồn: Space.com

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

"Cơn bão sao băng" thắp sáng bầu trời tháng 5

"Cơn bão sao băng" thắp sáng bầu trời tháng 5


Những người yêu thích quan sát bầu trời tháng này sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của sao băng có thể lên đến 1000 vệt trên 1 giờ. 


Vào ngày 23 và 24 tháng 5 này Trái Đất di chuyển qua vùng mảnh vụn và bụi tạo bởi sao chổi 209P/LINEAR. Những mảnh và hạt bụi này sẽ bị cháy sáng khi bay vào vùng khí quyển của Trái Đất.

Bụi của sao chổi 209P/ LINEAR sẽ bay qua Trái Đất tạo nên trận mưa sao Băng tháng 5

Trận mưa sao băng này khá mới mà các nhà thiên văn học không chắc chắn với những gì sẽ mong đợi. Dự đoán sẽ có khoảng 100 cho đến dường như là không tưởng 1000 sao băng trên một giờ.
 
Sao băng trên bầu trời tháng 5

Trận mưa sao băng này sẽ xuất hiện từ gần sao bắc cực (sao Bắc đẩu), nằm trong chòm Đại Hùng. Những người quan sát ở nam Canada và Hoa Kỳ là nơi tốt nhất để quan sát. Đặc biệt là vào 2 ngày 23 và 24 này Mặt Trăng cũng khá tối do đó sẽ dễ dàng quan sát.

Bán cầu Trái Đất với trận mưa sao băng được quan sát tốt nhất tại Canada và Hoa Kỳ
Nhà nghiên cứu thiên văn học Gemma Lavender đến từ Space chia sẻ: "Các chuyên gia thiên thạch đã dự đoán cơn mưa sao băng này là "cơn bão sao băng" tuy nhiên, theo các tính toán gần đây, ý tưởng về hiện tượng mà người xem có thể quan sát với mật độ 1.000 sao băng mỗi giờ có thể bị suy giảm. 

Các nhà thiên văn học vẫn sẽ nghiên cứu về tàn dư để lại của sao chổi 209P/LINEAR để đưa ra được dự đoán chính xác nhất".

Việt Nam có thể quan sát được trận mưa sao băng này nhưng không phải là khu vực tốt nhất như ở nam Canada và Hoa Kỳ.

(Theo Space, Nasa)

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Nồng độ khí CO2 cao nhất trong gần 1 triệu năm qua

Lượng độ khí CO2 cao nhất trong gần 1 triệu năm qua


Lượng CO2 trong khí quyển cao nhất trong gần 1 triệu năm quá - Ảnh: Telegraph
Theo một báo cáo do các nhà khoa học tại Viện Hải dương học Scipps San Diego, Mỹ: nồng độ trung bình khí CO2 trong bầu khí quyển trong tháng 4 đã đạt mức gần 401,33 phần triệu mức cao nhất trong gần 800.000 năm qua

Video:


Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Qui mô của vũ trụ: thứ nhỏ nhất đến thứ lớn nhất trong vũ trụ?

Bạn có biết kích thước nhỏ nhất đạt được trong vũ trụ này là gì không? Vũ trụ chúng ta rộng lớn ra sao đối với khả năng khám phá được của con người?

Vũ trụ chúng ta trông thế nào ở qui mô nhỏ? Hay qui mô lớn? 

Kích nhỏ nhất mắt người có thể nhìn thấy được

Trái Đất nếu đặt vào so sánh với sao Mộc sẽ nhỏ bé hơn rất nhiều

Như chúng ta đã biết mọi hạt proton đều có kích thước giống nhau, nhưng các thiên hà rộng lớn khác nhau. Não bạn sẽ như thổi bùng lên vì trí tưởng tượng kỳ diều của bạn có thể hình dung được từ thứ nhỏ nhất đến thứ lớn nhất trong vũ trụ này.

Sử dụng chuột để zoom, click vào đối tượng bạn muốn xem chi tiết:

You need a more recent version of Adobe Flash Player.

Video: