Siêu Mặt Trăng đầu tiên của năm

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Ảnh sao băng 24/05/2014.

Nội dung: Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Siêu máy ảnh 1 tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế.

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra.

National Geographic Online

Watch National Geographic Online.

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Kích thích não bằng dòng điện tăng cường trí nhớ

Kích thích não bằng dòng điện tăng cường trí nhớ: có thể giúp điều trị các bệnh rối loạn trí nhớ như đột quỵ, giai đoạn đầu bệnh Alzheimer, các chấn thương não.


Kích thích vùng não đặc biệt  băng dòng điện sử dụng xung điện từ.
Các nhà khoa học thuộc đại học Northwestern đã nghiên cứu thành công phương pháp: Kích thích một vùng đặc biệt trong não bằng cách chuyển một dòng điện không xâm lấn sử dụng xung điện từ, gọi là Transcranial Magnetic Stimulation (TMS) để tăng cường trí nhớ. Khám phá này mở ra một lĩnh vực mới gúp điều trị các chứng giảm trí nhớ gây ra bởi các nguyên nhân như đột quỵ , thời kỳ đầu của bệnh Alzheimer, các chấn thương gây tổn thương não, ngừng tim và các vấn đề về trí nhớ do sự lão hóa.

"Chúng tôi cho các bạn thấy lần đầu tiên có thể thay đổi hoạt động trí nhớ của bộ não người lớn mà không cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc, những phương pháp mà chưa thực sự hiệu quả", tác giả cấp cao của nhóm nghiên cứu, phó giáo sư khoa học xã hội y tế Joel Voss thuộc Đại học Northewestern Feinberg School of Medicine cho biết. "Phương pháp kích kích không xâm lấn này cải thiện khả năng học hỏi những thứ mới. Nó có tiềm năng vô cùng lớn để điều trị rối loạn bộ nhớ".

Video: 

Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được các trường hợp ghi nhớ yêu cầu nhiều vùng của bộ não làm việc nhịp nhàng cùng nhau trong mọt vùng cấu trúc bộ nhớ quan trọng gọi là hippocampus - tương tự như là một bản nhạc giao hưởng. Kích thích dòng điện giống như là đưa cho bộ não một người chỉ huy tài năng hơn giúp cho chúng có thể chơi bản nhạc đồng bộ hơn.

"Điều đó giống như chúng ta thay thế người chỉ huy bình thường bởi Muti,", Voss nói, Muti hay Riccardo Muti - giám đốc âm nhạc của Dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng Chicago. "Các vùng của bộ não chơi hay hơn sau khi được kích thích".

Cách tiếp cận này cũng có tiềm năng để điều trị rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt , trong đó các khu vực não và hippocampus là không đồng bộ với nhau , ảnh hưởng đến trí nhớ và nhận thức.

TMS tăng cường trí nhớ

Nghiên cứu của Đại học Northwestern cũng là lần đầu tiên chứng mính được phương pháp TMS cải thiên trí nhơ lâu hơn sau điều trị. Trước kia, TMS được sử dụng rất giới hạn để thay đổi chức năng hoạt động tạm thời của bộ não được kích thích. Nghiên cứu chỉ ra rằng TMS có thể được sử dụng cải thiện trí nhớ cho các sự kiện ít nhất là 24 giờ sau khi được kích thích.

Tìm kiếm điểm mấu chốt

Không dễ gì để kích thích trực tiếp vùng hippocampus với TMS bởi nó quá sâu bên trong não cho xung điện từ truyền vào. Do đó, sử dụng một máy quét MRI, Voss và các đồng nghiệp đã xác định một vùng não bề mặt một cm chỉ từ bề mặt của hộp sọ có khả năng kết nối cao cho vùng hippocampus. Ông muốn nhìn thấy nếu trực tiếp kích thích vào điểm này sẽ kích thích vùng hippocampus. Nó đã hoạt động. 

"Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng nó làm việc rất đặc biệt , " Voss cho biết .

Khi TMS được sử dụng để kích thích điểm này, các vùng trong bộ não liên quan tới hippocampus trởn nên động bộ hơn với nhau, khi dự liệu được đưa ra trong khi các đối tượng bên trong máy MRI dùng để ghi lưu lượng máy trong não như biện pháp gián tiếp đo hoạt động của thần kinh.

Nhiều vùng như nàu làm việc cùng nhau do sự kích thích, con người có thể học hỏi được thông tin mới dễ dàng hơn.

Nghiên cứu hoạt động thế nào

Các nhà khoa học tuyển chọn 16 người lớn khỏe mạnh từ 21 đến 40 tuổi. Mỗi người có một hình ảnh giải phẫu chi tiết ghi lại 10 phút hoạt động của bộ não trong khi họ nằm im bên trong máy quét MRI. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu xác định cấu trục mạng liên kết của bộ não liên quan đến trí nhớ các kết nối tốt với cùng hoppocampus. Các cấu trúc khác nhau rõ rệt giữa từng người và có thể khác nhay về vị trí khoảng vài cm.

"Để kích thích chính xác mục tiêu chúng tôi phải xác định được không gian cấu trúc não của mỗi người bởi mỗi người sẽ có bộ não khác nhau", Voss cho biết.

Mỗi người tham gia sau đó sẽ thực hiện bài kiểm tra trí nhớ, bao gồm một tập hợp sự kết hợp bất kỳ giữa các khuôn mặt và các từ mà họ được yêu cầu để học và ghi nhớ. Sau khi xác định được khả năng cơ bản của họ để thực hiện các nhiệm vụ ghi nhớ này, các ứng viên sẽ nhận được sự kích thích não khoảng 20 phút mỗi ngày sau 5 ngày liên tiếp.

Trong suốt một tuần họ sẽ được máy MRI quét và kiểm tra khả năng nhớ các từ và khuôn mặt được kết hợp vơi nhau mới để theo dõi sự thay đổi về khả năng ghi nhớ sau mỗi lần kích thích. Sau đó, ít nhất 24 giờ sau lần kích thích cuối cùng, họ lại được kiểm tra lại.

Ít nhất một tuần sau, cùng thí nghiệm được lặp lại nhưng với một kích thích giả. Thứ tự của kích thực thật và giả theo một tỉ lệ mà nghiên cứu đã đào ngược cho một nửa những người tham gia, và họ không được nói hay cho biết từ trước.

Cả hai nhóm đều thực hiện tốt hơn trong bài kiểm tra trí nhớ sau một lần kích thích não. Mất khoảng 3 ngày kích thích trước khi họ cải thiên tốt hơn.

"Họ ghi nhớ cặp từ-khuôn mặt nhiều hơn trước kia sau khi kích thích, điều này có nghĩa khả năng học hỏi được cải thiện." , Voss cho biết. "Điều đó không xảy ra với các điều kiện giả dược hoặc thí nghiệm điều khiển khác với những đối tượng bổ sung".

Thêm vào đó, MRI chỉ ra rằng kích thích tạo bởi các vùng nào trở nên đồng bộ hơn với nhau và với vùng hippocampus. Sự cải thiện tốt hơn trong các vùng đồng bộ hoặc kết nối giữa các vùng đặc biệt của mạng lưới, thực hiện tốt hơn trên các bài kiểm tra trí nhớ. "Nhiều vùng não nhất định hơn làm việc cùng nhau do sự kích thích, nhiều người hơn có thể học được cặp từ-khuôn mặt".

Tương lai

"Điều này mở ra cả một lĩnh vực mới để nghiên cứu điều tri nơi mà chúng ta cố gắng hiểu nếu chúng ta có thể cải thiên chức năng của con người, những người mà thực sự cần sự giúp đỡ" Voss phát biểu.

Nghiên cứu hiện tại của ông là với những người có trí nhớ bình thường, người mà hộ không thực sự mong đợi sự cải thiên đáng kể bởi não của họ đã hoạt động hiệu quả sẵn.

"Nhưng đối với người có rối loạn trí nhớ hay bị ảnh hưởng về não, liên kết này đã bị gián đoạn bởi thậm chí một sự thay đổi nhỏ có thể chuyển ngược lại với hoạt động của họ," ông cho biết.

Trong lần thử nghiệm tiếp theo, Voss sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của kích thích điện đối với những người trong giai đoạn đầu mất trí nhớ.

Voss cảnh báo phải mất hàng năm cần thiết để xác định liệu phương pháp này có an toàn và hiệu quả đối với những bệnh nhân Alzheimer hoặc những người có rồi loạn trí nhớ tương tự.

(Theo ScienDaily)

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Mối phát hiện nguy hiểm như thế nào?

Khi nói đến cảm nhận mối nguy hiểm, loài mối sử dụng đầu và chân của chúng. Loài côn trùng này có thể cho biết hướng nào để chạy thoát bằng cách sử dụng "bộ thời gian sinh học" chính xác, theo như một nghiên cứu mới của các nhà khoa học.

Mối sử dụng đầu để tạo ra rung động cảnh báo nguy hiểm
Loài mối châu Phi có thể xây tổ của chúng cao khoảng một mét hoặc hơn. Một trong số đó là Macrotermes natalensis, loại côn trùng này cư ngụ trong những cái hầm dưới mặt đất trải dài trên khu vực rộng lớn. Khi một loài động vật ăn thịt đến gõ cửa, như lợn đất chuyên ăn mối, lũ mối sẽ phát ra một hệ thống báo động tự nhiên.
Để cảnh báo, mối lính sẽ đập đầu chúng xuống nền của tầng hầm. Nó sẽ tạo ra rung động khoảng cách đến 130 m(430 feet) trên giây. Những con mối khác sẽ nhận được tín hiệu, chúng sẽ đập đầu như trước để truyền tiếp cảnh báo. Điều này sẽ báo cho mối thợ đi sâu vào trong tổ để mối lính sẵn sàng cho trận chiến.
Trong nghiên cứu này, Felix Hager và Wolfgang Kirchner hai nhà sinh vật học thuộc đại học Bochum của Đức đã tìm hiểu những con mối lính này sử dụng tín hiệu của chúng để tạo ra hướng nào để chạy thoát. Các tác giả đã đăng nghiên cứu mới của họ trên tạp chí Journal of Experimental Biology hôm 15 tháng 7.
Mối cảm nhận rung động cảnh báo bằng cả sáu chân của chúng. Chúng sẽ cảm nhận được nguồn phát bằng chân gần nhất với nguồn và cuối cùng là chân xa nhất. Có một thời gian trễ phân chia giữa hai thời điểm này. Hager và Kirchner muốn biết được đỗ trễ và chính xác như thế nào.
Họ đặt những con mối lính vào một khoang nhựa với một khoảng trống ở giữa đủ rộng để trượt một đồng xu qua. Một con mối đứng với các chân phải một bên và các chân trái ở bên kia, các nhà khoa học tạo ra một rung động. Nó kích thích từ một phía bên này trước khi truyền sang phía bên kia. Mối lính quay hoặc chạy về phía nơi chúng cảm nhận rung động đầu tiên.
Sau khi lặp lại thí nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng độ trễ từ chân này tới chân cuối cùng chỉ 0.3 mili giây (ms) - một hệ số cất nhỏ so với thời gian của một lần nháy mắt - giúp cho mối chỉ đúng hướng. Điều này cho thấy độ trễ có thể so sánh được với những gì loài mối trong tự nhiên cảm nhận rung động bên trong những cái hầm.
Nhà sinh vật học Peggy SM. Hill thuộc đại học Tulsa ở Oklahoma không làm trên nghiên cứu này. Tuy nhiên, cô đã nghiên cứu rung động của loài côn trùng một thời gian khá dài. Cô cho biết, cách đây mười năm các sách khoa học nói với học sinh rằng vật liệu cứng như trong mặt đất không thể truyền được thông điệp rõ rằng như cách tạo ra rung động. Nhưng rõ ràng, điều này đã không đúng như nghiên cứu mới về mối này đã cho thấy.
Các nhà khoa học hiện tại đang xác định 150,000 cách giao tiếp khác nhau bằng rung động trong những tổ mối hoặc các bề mặt cứng. "Chúng tối mới chỉ bắt đầu hiểu được chúng làm như thế nào", Hager nói với Science News

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Hợp chất phá hủy tầng ozon vẫn còn trong khí quyển

Nghiên cứu của NASA cho thấy khí quyển Trái Đất chứa một lượng lớn "hợp chất phá hủy tầng ozon" từ một nguồn không rõ sau hàng thập kỷ lệnh cấm hợp chất này được công bố toàn cầu.

Các vệ tinh quan sát một lỗ hổng lớn tầng ozon ở Nam Cực năm 2006. Màu tím và xanh da trời đại diện cho khu vực có nồng độ ozon thấp, vàng và đỏ có nồng độ cao hơn.
Carbon tetrachloride (CCl4), loại hợp chất từng được sử dụng để sấy khô cũng như là một tác nhân trong chữa cháy, đã được điều chỉnh vào năm 1987 theo Nghị định thư Montreal cùng với khí CFC mà phá hủy ozone và gây ra lỗ hổng tần ozone ở Nam Cực. Các bên tham gia Nghị định thư Montreal đã báo cáo không phát thải CCl4 giữa 2007-2012.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy lượng phát thải trung bình của CCl4 trên toàn cầu khoảng 39 ngàn tấn trên một năm, xấp xỉ 30 % lượng khí thải đạt đỉnh trước khi công ước quốc tế có hiệu lực.

"Chúng ta không mong đợi những gì đang được nhìn thấy" Qing Liang, một nhà khoa học khí tượng thuộc Trung tâm Bay Vũ trụ của NASA tại Greenbelt, Maryland, và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết. "Rõ ràng là đã có sự rò rỉ chất thải công nghiệp chưa xác định, lượng khí thải lớn từ các khu vực ô nhiễm, hoặc các nguồn CCl4 chưa rõ."

Tính đến năm 2008, CCl4 chiếm khoảng 11 % của Clo là phá hủy ozone, điều mà đã không đủ để làm giảm dần xu hướng sử dụng các hợp chất phá hủy ozone. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các nhà quản lý muốn biết nguồn gốc của lượng khí thải chưa giải thích được.

Trong gần một thập kỷ, các nhà khoa học đã tranh luận về lý do tại sao mức độ theo dõi CCl4 trong khí quyển đã giảm chậm hơn so với mong đợi mà dựa trên những gì được biết về cách thức hợp chất này bị phá hủy bởi bức xạ của mặt trời và quá trình phân hủy tự nhiên khác.

"Có một quá trình biến mất của CCl4 mà chúng ta không hiểu, hoặc có những nguồn phát khí thải mà chưa được công bố hoặc chưa được xác định?" Liang cho biết.

Với báo cáo không phát khí thải CCl4 giữa 2007-2012, lượng hợp chất này trong khí quyển đáng nhẽ phải giảm với tốc độ 4% mỗi năm. Các quan sát từ mặt đất cho thấy nồng độ này trong khí quyển chỉ giảm 1% mỗi năm.

Để tìm hiểu sự khác biệt, Liang và các cộng sự đã sử dụng mô hình 3-D GEOS Chemistry Climate của NASA và dự liệu toàn cầu từ các trạm quan sát mặt đất. Các phép đo CCl4 sử dụng trong nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu Trái Đất của cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ "NOAA" và viện hợp tác nghiên cứu hợp tác Khoa học Môi trường thuộc đại học Colorado, Boulder của NOAA.

Mô hình mô phỏng hóa học khí quyển toàn cầu và sự giảm CCl4 bởi tương tác với đất và đại dương đã chỉ ra một nguồn đang phát sinh CCl4 chưa xác định. Các kết quả được xác định dựa trên tính toán lượng khí thải toàn cầu CCl4 từ 2000-2012.

Thêm vào đó, nguồn chưa giải thích được của CCl4 trong kết quả của mô hình cho thấy hợp chất hóa học tồn tại trong khí quyển lâu hơn 40% so với dự tính trước kia. Nghiên cứu được công bố online số 18 trong tháng 8 trên Geophysical Reseach Letters 

"Người ta tin rằng lượng khí thải phá hủy tầng ozone đã ngừng bởi Nghị định Montreal. Thật không may, vẫn còn có muồn nguồn chính phát ra CCl4 trên thế giới". Paul Newman, nhà khoa học đứng đầu Trung tâm bay Vũ Trụ Goddard của NASA, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

NASA theo dõi các dấu hiệu sự sống từ đất, khí quyển và không gian với một hạm đội các vệ tinh và các chiến dịch quan sát mặt đất cũng như trên không đầy tham vọng. NASA phát triển các phương pháp mới để quan sát và nghiên cứu hệt thống tự nhiên liên kết với nhau dữ liệu thu thập dài hạn và các công cụ phân tích bằng máy tính để hiểu rõ hơn sự thay đổi của hành tinh chúng ta diễn ra như thế nào. NASA chai sẽ kiến thức đọc đáo với cộng đồng quốc tế và hợp tác với các viện nghiên cứu của Hoa Kỳ và trên toàn thế giới để đóng góp cho sự hiểu biết và bảo vệ hành tinh - ngôi nhà chung của chúng ta.

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Hố đen lúc vũ trụ mới sinh ra

Trước khi Big Bang là gì? Thuyết Big Bang đặt ra một câu hỏi lớn: nếu nó thực sự là một biến cố đã làm bùng lên vũ trụ tồn tại cách đây 13.7 tỷ năm, cái gì đã gây ra nó hay nguồn gốc của nó là gì? Ba nhà nghiên cứu thuộc viên nghiên cứu Perimeter có một ý tưởng mới về những gì đã xảy ra trước Big Bang. Có một chút khó hiểu nhưng nó dựa trên tính toán khoa học và có thể kiểm chứng được?

Trước khi xảy ra Big Bang
Những gì chúng ta cảm nhận như vụ nổ lớn Big Bang, có thể là ba chiều "ảo" của một ngôi sao sụp đổ trong một vũ trụ hoàn toàn khác với vũ trụ hiện tại.

"Thách thức lớn nhất của vũ trụ học là hiểu được về chính vũ nổ lớn" thành viên của khoa liên kết viện Perimeter Niayesh Afshordi, giáo sư Robert Mann của đại học Waterloo, và nghiên cứu sinh Razieh Pourhasan cho biết.

Sự hiểu biết hiện tại cho rằng Big Bang bắt đầu với một điểm kỳ dị, một điểm mà cực đặc và cực nóng của không gian thời gian nơi mà các định luật vật lý bị phá vỡ. Những sự dị thường là những thứ kỳ dị, và sự hiểu biết của chúng ta bị giới hạn.

"Đối với các nhà vật lý, những con rồng có thể bay ra khỏi điểm kỳ dị", Afshordi nói trong buổi phỏng vấn với tạp chí "Nature".

Vấn đề là, các tác giả thấy rằng, thuyết Big Bang là tương đối, đồng nhất, và vũ trụ được dự đoán từ sự phát sinh với sự phá hủy mọi định luật vật lý bởi một điểm kỳ dị.

Vậy có thể chuyện gì đó khác đã xảy ra. Có lẽ vũ trụ của chúng ta chưa bao giờ xuất phát từ một điểm duy nhất lúc khởi đầu.

Vũ trụ như đã biết của chúng ta có thể là không gian ba chiều bao quanh chân trời sự kiện của một hố đen bốn chiều. Trong kịch bản này, vũ trụ của chúng ta bùng nổ vào bên trong khi một ngôi sao trong vu trũ bốn chiều sụp đổ thành một hố đen.

Trong vũ trụ ba chiều, các hố đen có các đường chân trời sự kiện hai chiều, có nghĩa là chúng được bao quanh bởi đường biên hai chiều mà đánh dấu "điểm không thể quay trở lại". Trong trường hợp không gian bốn chiều, một hố đen có thể có một đường chân trời sự kiện ba chiều.

Trong kịch bản đề xuất của các nhà khoa học, vũ trụ của chúng ta chưa bao giờ trong điểm kỳ dị, đúng hơn, nó đến từ bên ngoài một đường chân trời sự kiện, được bảo vệ khỏi điểm kỳ dị. Nó chỉ là phần tàn dư bị xé tung bởi một ngôi sao bốn chiều.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào ý tưởng này, đã nghĩ rằng nó nghe có vẻ "vô lý", được đặt nền tảng vững chắc với mô hình toán học hiện đại nhất mô tả về không gian và thời gian. Đặc biệt, họ đã sử dụng các công cụ của phép chụp ảnh giao thoa laze để biến vũ trụ lớn vào trong một vũ trụ ảo. Theo các này, mô hình của họ xuất hiện để giải quyết các câu đố của vụ trụ học từ lâu và quan trong là sự dự đoán có thể kiểm chứng được.

Tất nhiên, trực giác của chúng ta có xu hướng ngược lại với ý tưởng mọi thứ chúng ta biết từ xuất phát từ đường chân trời sự kiện của hố đen bốn chiều. Chúng ta không có khái niệm của vũ trụ bốn chiều là gì và trong như thế nào. Chúng ta không biết vũ trụ "cha đẻ" bốn chiều tự nó đến như thế nào.

Nhưng trực giác của con người có thể sai, các nhà nghiên cứu cho rằng, trong thế giới ba chiều chỉ có thể giải quyết được bí ẩn của thực tại.

Họ đã vẽ một điều tương đương với câu chuyện ngụ ngôn của Plato về cái hang, nơi mà các tù nhân chỉ nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy sau bức tường của hang động.

"Sự trói buộc ngăn họ về thế giới thực, một vùng với một chiều thêm vào. Các tù nhân của Plato không hiểu được sức mạnh của mặt trời, cũng như chúng ta không hiểu được vũ trụ to lớn 4 chiều. Nhưng ít nhất họ biết tìm câu trả lời ở đâu"

(Theo Science Daily)

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

13 sự thật bạn chưa biết về Einstein.

13 sự thật có thể bạn chưa biết về Einstein. 


1. Bước đột phá vĩ đại của Einstein là từ các thí nghiệm hình ảnh tưởng tưởng trong não của ông hơn là trong phòng thí nghiệm

2. Einstein là người học chậm và nói rất chậm khi còn nhỏ.


3.  Nhà nghiên cứu bệnh học người đã khám nghiệm tử thi của Einstein đã ăn trộm và giữ bộ não của Einstein trong một chiếc bình khoảng 20 năm


4. Tiền thưởng giải Nobel của Einstein đã thuộc về vợ cũ của của ông sau khi thỏa thuận ly hôn.


5. Einstein đã từng được đề nghị làm tổng thống của Israel nhưng ông đã lịch sử từ chối.


6. Einstein đã trượt kỳ thi vào đại học và phải nộp hồ sơ thi lại vào năm sau đó.


7. Einstein chưa bao giờ nhận được giải Nobel về thuyết tương đối mà ông được nhận giải từ nghiên cứu về hiệu ứng quang điện (photoelectric effect)


8. Einstein là người nối tiếng vì tính đãng trí, ông không thể nhớ tên, ngày và các con số.


9. Ông có một người con gái riêng sinh năm 1902


10. Einstein, Darwin, Allan Poe và Saddam Hussein đều kết hôn với họ hàng đời thứ nhất.


11. Nhà vật lý người Áo Friedrich Hasenohrl đã công bố phương trình E=mc^2 một năm trước khi Einstein công bố.


12. Đôi mắt của Einstein vẫn được cất giữ an toàn trong một chiếc hộp ở thành phố New York


13. Yoda, trong "Chiến tranh giữa các vì sao" được mô hình hóa từ hình ảnh của Einstein.


Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

SỨC MẠNH PHI THƯỜNG CỦA GIÁN

Mấy ai khi nhìn thấy vóc dáng nhỏ bé của "con gián" lại biết được rằng trong đó ẩn chứa một sức mạnh dẻo dai phi thường. Theo kết luận mới đây của một số chuyên gia sinh học thuộc trường Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM), gián có thể sống 15 ngày trong tủ lạnh ở nhiệt độ -4 độ C, không cần ăn uống trong khoảng 2-3 tháng và có thể tiếp tục sống 2 tuần sau khi mất đầu.


Những chú gián rất "đáng yêu" trong phim hoạt hình.


congian
Một số chuyên gia sinh học thuộc UNAM đã dựa vào hóa thạch giống loài gián được phát hiện cách đây 350 triệu năm (Kỷ Than Đá) để chứng minh về sự tồn tại, tiến hoá và phát triển của loài gián.
Gián là một bộ bao gồm các loài côn trùng có thể mang mầm bệnh cho con người. Phổ biến nhất là loài gián Mỹ (Periplaneta americana), có chiều dài khoảng 30 mm (1 inch), gián Đức (Blattella germanica), dài khoảng 15 mm (1/2 inch), gián châu Á, Blattella asahinai, cũng khoảng 15 mm (1/2 inch), gián phương Đông (Blatta orientalis), khoảng 25 mm (3/4 inch), gián vành nâu, Supella longipalpis (serville) dưới 1.2 cm, và gián xám Periplaneta fuliginosa (serville), khoảng 2.5 cm.

Gián đã có mặt trên Trái Đất từ thời kỳ khủng long, cơ thể chúng khi ấy dài khoảng 50 cm. Ngày nay, gián nhiệt đới thậm chí vẫn phát triển được tới 18 cm. Có khoảng 4000 loài gián khác nhau trên toàn thế giới, nhưng chỉ có 30 loài thích sống trong tủ quần áo của bạn.

Gián nhịn thở được tới 40 phút. Chúng có thể chạy với tốc độ 5 km/h, rất ấn tượng khi xét đến cơ thể nhỏ bé (nếu chúng to lớn bằng con người, tốc độ đó sẽ tương đương 700 km/h!!!). Không chỉ vậy, gián còn có khả năng đổi hướng chạy 25 lần trong một giây - thực sự là "xoay như chong chóng".


Một số con cái chỉ giao phối 1 lần mà có thể tiếp tục mang thai cả đời.

Gián không thể sống sót qua một cuộc chiến tranh nguyên tử như người ta đồn đoán. Nó là một trong những loài côn trùng chết đầu tiên. Nghiên cứu đột phá của hai tiến sĩ cùng họ Wharton năm 1959 chỉ ra rằng, gián chết khi tiếp xúc với 20000 rads (đơn vị đo mức độ phóng xạ), trong khi ruồi giấm là 64000 rads, và ong bắp cày là 180,000 rads.

Điểm đặc biệt nhất của gián là chúng có thể sống đến cả tháng sau khi đã mất đầu và chúng chỉ chết vì bị đói do không thể ăn được. Có được khả năng này là do gián không bị mất máu nhiều như con người hay các loài động vật khác.

Trong cơ thể gián không tồn tại các mạch áp suất cao bơm máu đi khắp nơi, chất dịch mang sự sống chỉ đơn giản nằm yên như một khối thống nhất. Vì vậy khi mất đầu, máu không bị trào ra và con gián sẽ có đủ thời gian để gắn liền vết thương. Thêm vào đó gián không cần thở bằng đầu, máu của chúng cũng không có nhiệm vụ tuần hoàn oxy.

Gián không chỉ có một não bộ. Các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép loài động vật này bay, chạy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi đầu đã không còn. Chỉ tới vài tuần sau con gián không đầu mới chết vì nhiễm trùng hoặc đói khát (chính xác thì gián có thể sống được 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước).

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm lạ (và không kém phần rùng rợn) với gián. Họ phát hiện được rằng ngay cả đầu gián bị cắt ra cũng có thể sống thêm tới vài giờ. Nếu cái đầu được đông lạnh và truyền dưỡng chất thì nó thậm chí còn sống lâu hơn nữa.

Đa số con người căm ghét gián vì cho chúng là loài động vật bẩn thỉu, mang mầm bệnh... nhưng những nghiên cứu mới nhất cho thấy gián đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ sinh thái.

Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì:

Phần lớn gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - thứ chứa nhiều nitơ. Sau đó gián giải phóng nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ quá trình sinh trưởng.

Nói cách khác, sự tuyệt chủng của gián có thể gây nên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng.

Khoảng 5.000 tới 10.000 loài gián trên hành tinh cũng là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật nhỏ như chim, chuột. Những động vật nhỏ lại trở thành mồi cho những loài lớn hơn như đại bàng, sói, rắn. Vì thế, sự sụt giảm số lượng gián sẽ gây nên tình trạng thiếu thức ăn đối với những loài ở cấp cao hơn trong chuỗi thức ăn.

Tuy nhiên loài người không cần phải quan tâm đến việc bảo vệ loài gián, và vẫn có thể xua đuổi chúng như hiện nay, vì với khả năng thích nghi, sinh tồn mạnh mẽ của chúng thì việc gián bị tuyệt chủng là điều không tưởng.
(Theo Wiki, tổng hợp)