Siêu Mặt Trăng đầu tiên của năm

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Ảnh sao băng 24/05/2014.

Nội dung: Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Siêu máy ảnh 1 tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế.

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra.

National Geographic Online

Watch National Geographic Online.

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 7 - Alien Solar Systems

How The Universe Works Season 1 Ep 1: Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 7 - Các hệ Mặt Trời.

Giới Thiệu:
Hệ Mặt trời gồm 8 hành tinh và 1 ngôi sao - người bạn đồng hành quen thuộc của ta; nằm ở 1 góc khuất yên ả của vũ trụ.

Nhưng làm thế nào ta biết về sự hình thành của nó?
Và hệ Mặt trời của ta có phải là độc nhất không?

Khám phá mới đây tiết lộ bí mật - Hệ Mặt trời của ta có lịch sử hỗn loạn lâu dài, nó là kẻ sống sót cuối cùng sau cuộc hỗn loạn ban đầu, và trong tương lai, cuộc hỗn loạn đó sẽ quay lại.

Vào năm 1992, lần đầu tiên phát hiện 1 hành tinh quay quanh 1 ngôi sao, đến nay, ta đã tìm thấy hơn 280 hệ mặt trời.
Câu hỏi đặt ra: “Hệ Mặt trời của ta tạo ra điều kiện lý tưởng để sự sống phát triển, các hệ mặt trời khác có thể làm thế không?” "Khi hệ Mặt trời hoạt động, chúng ta có phải là điều đặc biệt... hay hoàn toàn bình thường?"

Ta hoàn toàn không biết. Nhưng mỗi tuần, ta lại tìm ra hệ mặt trời mới, hành tinh mới. Có thể chỉ là vấn đề thời gian, trước khi ta phát hiện ra... mình không đơn độc.

Xem Online:



Các tập khác:
- Tập 1: Big Bang
- Tập 2: Black Holes
- Tập 3: Galaxies
- Tập 4: Extreme Stars
- Tập 5: Supernova
- Tập 6: Planets
- Tập 7: Alien Solar Systems
- Tập 8: Alien Moons: Đang cập nhật

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

11 sự thật về khoa học nghe như khoa học viễn tưởng

Trong cái thế giới bận rộn của chúng ta, đôi khi chúng ta quên đi mất thế giới này thật thú vị và đáng ngạc nhiên biết bao nhiêu.

Dưới đây là 11 sự thật mà có thể thổi bùng nên trí tưởng tượng của bạn:

1. Não người có đến 11 triệu bit thông tin mỗi giây nhưng chỉ nhận thức được 40

2. Nếu bạn đào một đường hầm xuyên qua Trái Đất và nhảy vào trong đó, sẽ mất chính xác là 42 phút và 12 giây để sang phía bên kia.

3. Một đám mây tích kích cỡ trung bình có khối lượng bằng khoảng 80 con voi.

4. Năng lượng của một tia sét cũng đủ để nướng 100.000 cái bánh mỳ.

5. Khỉ đột và khoai tây đều có nhiều hơn con người 2 nhiễm sắc thể.

6. Nước bọt của con người chứa một chất giảm đau gọi là opiorphin có tác dụng gấp 6 lần so với morphine

7. Trung bình đời người, da người tự thay thế hoàn toàn khoảng 900 lần.

8. Khối lượng không khí trong một căn phòng cỡ vừa khoảng 100 pounds(45 kg)

9. Dung nham núi lửa có thể chảy nhanh như những chú chó săn chạy nước rút

10. Một tế bào hồng cầu chảy quanh cơ thể bạn một vòng mất khoảng 20 giây.

11. Sinh vật mạnh nhất trên Trái Đất là vi khuẩn bệnh lậu.Chúng có thể kéo đượng một khối lượng nặng gấp 100 nghìn lần khối lượng cơ thể của chúng.

Các bạn hãy tìm cuốn "1,227 Quite Interesting Facts to Blow Your Socks Off" để tìm hiểu thêm nhé.

(Theo Huffington Post)

Đón xem trận mưa sao băng đẹp nhất mùa hè này

Hãy hướng đôi mắt của bạn lên bầu trời và thưởng thức màn "pháo hoa từ vũ trụ" khi mà trận mưa sao băng Delta Aquarid đạt đỉnh.

Sao băng Delta Aquarid thuận lợi quan sát hơn so với Perseid do trời không có trăng
Thường được xem như là giải thưởng khuyến khích của vũ trụ đối với mưa sao băng Perseid biểu tượng của tháng Tám, sao băng Aquarids có thể đẹp hơn rất nhiều so với người anh em Perseid trong năm nay. Khi mà chúng sẽ đạt đỉnh vào bầu trời đêm không trăng vào thứ 3, 29 tháng Bảy này. Còn Perseids, thật không may sẽ không gây được ấn tượng dưới ánh trăng sáng tròn vào giữa tháng Tám tới.

Mặt Trăng bước vào chu kỳ trăng mới vào ngày 26 tháng Bảy, sẽ là điều kiện lý tưởng cho người người yêu thích quan sát bầu trời vào những ngày này (tốt nhất là tránh được ánh sáng điện của thành phố) để có thể "chộp" được từ 15 đến 20 vệt sao băng trên một giờ đạt đỉnh trong suốt thời gian trước khi rạng đông vào thứ Ba này. Mưa sao băng Delta Aquarids sẽ chính thức xuất hiện từ ngày 12 đến ngày 23 tháng Tám, dó đó sẽ có nhiều cơ hội để bắt gặp một vệt sao băng nào đó vào những màn đêm không mây.

Những người ở gần vĩ độ Nam của bán cầu Bắc và những người ở bán cầu Nam sẽ thuận lợi để quan sát.  Sao băng này sẽ xuất hiện tỏa ra từ chòm sao trùng tên của mình Aquarius (Bảo Bình), Water Bearer.
Sao băng Delta Aquarids sẽ đạt đỉnh vào đêm 29, 30 giờ Việt Nam lúc nửa đêm cho đến trước khi bình minh. 
Đôi mắt của bạn là tất cả những gì cần thiết đã bắt chụp những ngôi sao băng vụt qua trên bầu trời của bạn. Để đạt được tối đa cơ hội hảy hướng mắt của các bạn về về chòm Aquarius, sẽ mọc từ dưới phương Đông Nam lúc nửa đêm.

Trong khi chòm sao còn quá mờ để định vị, bạn sẽ biết bạn đang nhìn đúng hướng nhờ ngôi sao khá sáng gần đó sao Fomalhaut, ngôi sao ngay bên dười chòm Aquarius.

Giống như hầu hết các đợt mưa sao băng, Delta Aquarids là do Trái Đất di chuyển qua đám mây với các hạt bụi đá băng bởi sao chổi quay quanh Mặt Trời. Vô số các hạt này dọc theo đuôi của sao chổi, hình thành nên các cụm và dòng bay vào hành tinh của chúng ta hàng năm. Mỗi hạt này sẽ lao vào bầu khí quyển với tốc độ 150.000 km/h làm cháy lên ánh sáng rực rỡ.

Trong trường hợp này xác định sao chổi gốc vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, một vài chuyên gia đã tìm được sao chổi 96P/Machholz, được khám phá bởi nhà thiên văn nghiệp dư năm 1986.  Nếu bạn không có điều kiện ra khỏi thành phố để quan sát thì có thể xem trực tiếp thông qua kênh trực tuyến của Nasa. Trung tâm phóng Marshall của NASA sẽ cung cấp cho bạn quan sát bầu trời ở Huntsville, Alabama vào lúc 9:30 tối giờ EDT ngày 29 tháng 7(1:30 UT/GMT) hay 08:30 giờ Việt Nam. Nếu chừng đó vẫn chưa đủ thì các bạn có thể xem qua trang web Slooh.com cung cấp bởi Việ vật lý thiên văn ở đảo Canary và đài quan sát Prescott ở Arizona với rất nhiều camera quan sát bầu trời bắt đầu vào lúc 10 tối EDT hay lúc 9:00 sáng giờ Hà Nội ngày 29 tháng Bảy.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Một cây cho đến 40 loại quả

"Cây với 40 loại quả" là một trong chuỗi những cây ăn quả lai giống được tạo bởi giáo sư Sam Van Aken thuộc đại học Syracuse ở New York. "Cây 40 loại quả" độc đáo này với 40 loài quả khác nhau bao gồm các loại đào, các loại mận, mơ, đào xuân, anh đào và các loại hạnh nhân. 

Cái cây nhìn rất bình thường trong năm nhưng vào mùa xuân cây này nở ra với vô số các loại hoa với các màu sắc hồng, đỏ thắm và trắng; đến mùa hè, cây cho đến 40 loại quả.


"Tôi đã có thể hiểu được quá trình ghép cây từ khi lớn lên ở trang trại và luôn luôn bị cuốn hút với việc một nhánh cây sống bị cắt ra và ghép với cây khác vẫn tiếp tục sống được," Van Aken giải thích với HuffPost. "Niềm đam mê này đã thôi thúc tôi tìm hiểu về cách ghép đã được sử dụng như một phép ẩn dụ cho bản năng giới tính như trong "Ovid's Metamorphosis" và người đàn ông hiện đại như Frankenstein. Giống như những hình thái trong các cuốn sách này, tôi muốn loài cây sẽ là khởi đầu cho câu chuyện vậy.

Video:


Năm 2008, Aken đi ngang qua một vườn hoa quả đang bị chặt xuống. Ông nhìn thấy hàng trăng loại cây trái quý hiếm bị chặt đi, Aken đã quyết định mua lại chúng. Sự kết hợp được ông tạo bằng phương pháp ghép giữa cây bản địa và cả cây hoang dại. Đầu tiên, Van Aken kết hợp một vào loại có cùng cấu trúc rễ trên một cây, cho phép cây phát triển được khoảng 2 năm tuổi. Tiếp đó ông tiến hành ghép thêm vào cây trên các nhánh của cây. Quá trình này mất khoảng 5 năm trên một cây, và thành quả là đã tạo ra "Cây với 40 loại quả".

Cùng xem qua khu vườn ươm và một vài loại cây quả do ông lai tạo






(Theo Huffington Post)

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Gió Mặt Trời xuyên qua từ trường của Trái Đất như thế nào?

Vũ trụ không trống rỗng. Một cơn gió với các hạt điện tích thổi ra từ Mặt Trời, mang theo từ trường với nó. Thỉnh thoảng gió Mặt Trời có thể xuyên qua từ trường của Trái Đất. Các nhà nghiên cứu đã có câu trả lời cho những câu hỏi về việc chuyện này thực sự xảy ra như thế nào. 


Khi mà hai vùng với plasma(các dòng khí mang điện tích) và từ trường va chạm theo các hướng khác nhau, từ trường có thể xé rời ra và kết nối lại với nhau mà cấu trúc liên kết của từ trường đã bị thay đổi. Sự liên kết từ trường này có thể tạo ra năng lượng làm bùng phát trên bề mặt của Mặt Trời, nó có thể thay đổi năng lượng từ gió mặt trời để sau đó tạo ra các vùng cực quang, và nó là một trong những sự cản trở để lưu trữ năng lượng qua các quá trình trong các lò phản ứng nhiệt hạch.

Nếu hai vùng va chạm của plasma có cùng mật độ, nhiệt độ và độ mạnh nhưng khác hướng của từ trường, một sự tái liên kết đối xứng bắt đầu. Các nhà khoa học hiểu biết rất rõ quá trình này. Nhưng trong thực tế khó khăn hơn là hai vùng plasma có đặc tính khác nhau, chẳng hạn như khi gió mặt trời gặp môi trường xung quanh Trái Đất. Daniel Graham thuộc Viện vật lý vũ trụ Thụy Điển đã đăng bài báo chi tiết nghiên cứu của ông về sự tái kết nối từ trường bất đối xứng trên "Physical review Review Letters" 112, 215004 (2014). Nghiên cứu sử dụng dữ liều từ bốn vệ tinh của cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) trong sứ mệnh Cluster, các vệ tinh này đã bay vào vùng không gian từ trường Trái Đất.

Các vệ tinh trong từ quyển Trái Đất nghiên cứu nhiệt của các hạt electron khi các vùng plasma va chạm
Ông Daniel Graham cho biết: "Đặc biệt quan trọng là các phép đo giữa hai vệ tinh chỉ trong khoảng vài chục cây số, trong vùng mà gió mặt trời xuyên vào từ trường Trái Đất". "Do đó chúng tôi có thể thực hiện các phép đo chi tiết để hiểu được tính chất vật lý của plasma ở độ cao khoảng 60,000 km.

Nhiệt của các hạt electron song song với tư trường trong liên kết của từ trường tái kết hợp thì đặc biệt quan trọng.
Biểu đồ quỹ đạo của vệ tinh (màu xanh) bay qua vùng tái kết nối của từ trường
"Chúng tôi tin rằng đây là một phần quan trọng trong câu đố để hiểu được tái kết hợp từ trường hoạt động như thế nào, các hạt điện tích đã gia tốc như thế nào và các hạt trong giữa các vùng khác nhau xáo trộn với nhau ra sao. Các nghiên cứu của chúng tôi trong từ trường Trái Đất có thể được sử dụng để tìm hiểu tính chất vật lý ngay cả với các lò phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất, và trong các vùng xa trong vũ trụ mà các vệ tinh có thể bay tớii được".

(Theo ScienceDaily)

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Trái Đất đã may mắn sống sót sau vụ bão Mặt Trời năm 2012

Cách đây 2 năm Trái Đất đã sống sót trong gang tấc, nhưng hầu như các tờ báo đã không đề cập đến. Sự ảnh hưởng cực lớn của một cơn bão Mặt Trời cực mạnh, mạnh nhất trong 150 cộng lại.

"Nếu nó tác động vào Trái Đất, chúng ta đã có thể bị xé ra từng mảnh" giáo sư Daniel Baker của đại học Colorado cho biết. Baker vào các đồng nghiệp tại NASA và các trường đại học khác đã xuất bản nghiên cứu về bão Mặt Trời vào tháng 12 năm 2013 trên tạp chí Space Weather. Bài báo với tiêu đề "A major solar eruptive event in July 2012" mô tả sức mạnh của sự phun trào nhật hoa xé qua quỹ đạo của Trái Đất vào ngày 23 tháng 7 năm 2012 như thế nào. Thật may mắn là Trái Đất không ở vị trí đó. Thay vào đó, một phần nó đã va chạm với tàu vũ trụ STERO-A.
Một dòng xoáy lớn cuộn lên từ bề mặt của Mặt Trời. Ảnh: Đài thiên văn năng lượng Mặt Trời của NASA
"Tôi đã đi sâu hơn vào nghiên cứu của chúng tôi, Trái Đất và các cư dân trên hành tinh của chúng ta thật may mắn trong đợt bùng phát năm 2012. Nếu đợt bùng phát xảy ra sớm hơn 1 tuần, Trái Đất đã chìm trong biển lửa".
Bão Mặt Trời cực mạnh ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị công nghệ cao. Chúng bắt đầu với một vụ bùng phát "bùng phát Mặt Trời" trong tán từ của vết đen Mặt Trời. Các tia X và tia cực tím cực mạnh di chuyển đến Trái Đất với tốc độ của ánh sáng làm ion hóa các lớp bên trên của khí quyển, các hiệu ứng phụ  gọi là "Solar EMP" bao gồm mất tín hiệu vô tuyến và gây lỗi định vị GPS. Di chuyển chậm hơn cùng với ánh sáng một chút đó là các hạt electron và proton được gia tốc bởi các đợt bùng nổ có thể làm nhiễm điện các vệ tinh và phá hủy các thiết bị điện tử. Sao đó là các đợt phun trào nhật hoa (CME), hàng tỉ tấn đám mây plasma từ trường mà mất khoảng một ngày hoặc lâu hơn xuyên từ Mặt Trời đến Trái Đất. Các nhà phân tích cho rằng, một vụ va chạm mạnh trực tiếp bởi CME cực mạnh như vậy đã trượt qua Trái Đất vào tháng 7 năm 2012 mà nó có thể đã gây ra mất điện diện rộng làm tê liệt một hoạt động. Hâu hết mọi người đã thậm chí không thể xả nước toilet bởi các nhà máy cung cấp nước hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện.

Một loạt các vòng từ trường cực mạnh cuộn trào với năng lượng cực lớn
Năm 1895, nhà nghiên cứu Richard Carrington người Anh  người mà đã thực sự tìm ra được bùng phát mặt trời lần đầu tiên trên thế giời. Vào những ngày ông quan sát, một loạt các đợt phun trào nhật hoa cực mạnh CME va thẳng vào Trái Đất với một năng lượng không thể cảm nhận được trước hoặc sau đó. Bão từ cường độ cao đã đốt cháy ánh sáng bầu trời phương Bắc cho đến tận Cuba và hệ quả là đường dây điện báo toàn cầu bị đánh cháy, dẫn đến gây cháy một số đài điện báo, và sự kiện được gọi tên là Carrington.

Theo một nghiên cứu của Học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ, tổng thiệt hại về kinh tế có thể vượt quá 2 ngàn tỉ đô hoặc lớn hơn 20 lần thiệt hại do cơn bão Katrina gây ra. Hàng triệu máy biến thế bị thiệt hại bởi cơn bão như thế có thể vài hàng năm để khắc phục sửa chữa.

"Xác xuất một vụ phun trào bùng phát mạnh như vậy trong khoảng 10 năm tiếp theo là khoảng 12 %"  theo như bài báo của nhà vật lý Pete Riley xuất bản vào tháng 1 năm 2014. 

(Theo NASA)

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Chú chó Otosan trong trạm không gian quốc tế ISS

Sau khi phóng thành công vào không gian, linh vật của Softbank chú chó Otasan đã gửi chúc mừng Giáng sinh từ trạm không gian quốc tế ISS.


- Woow! Wow! What? Chuyện gì đang diễn ra vậy? Phải nói với các phi hành gia.
- Hey guys, trọng lực biến mất rồi! :)))


Thêm một thông tin thú vị, chú đã đâm sầm vào ông già Noel khi chú đang lơ lửng trong không gian. Đây là một trong những chiến dịch quảng bá của Softbank.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Siêu Mặt Trăng ngày cuối tuần

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Video giới thiệu:



Trong suốt thời gian siêu trăng thứ 7 này, trăng tròn lần này sẽ sáng hơn khoảng 30 % và gần hơn 14 % so với trăng tròn thông thường. Trăng tròn vào tháng 6 năm ngoái cũng đã tạo nên ấn tượng vô cùng sáng. Năm 2014, những người quan sát bầu trời sẽ có 3 lần để quan sát siêu trăng vào mùa hè. Mỗi lần sẽ là vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9.
Ảnh siêu trăng năm 2013

Siêu Trăng xảy ra khi nó đạt đến điểm gần nhất với Trái Đất "cận điểm" trong suốt chu kỳ quỹ đạo quay quanh Trái Đất. Vào ngày 12/07 này siêu Trăng đạt đỉnh vào lúc 18h25' múi giờ Việt Năm ( hay 11h25' GMT).
Cảnh tượng tuyệt với.
Trung bình khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 384,400 km. Ở cực điểm Mặt Trăng gần hơn Trái Đất so với cực viễn khoảng 50,000 km. Nói chung, Trăng tròn xảy ra gần cận điểm khoảng 13 tháng 18 ngày, vì vậy nó không có gì là bất thường. Geoff Chester thuộc đài thiên văn Naval US. 

(Theo Space.com)