Siêu Mặt Trăng đầu tiên của năm

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Ảnh sao băng 24/05/2014.

Nội dung: Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Siêu máy ảnh 1 tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế.

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra.

National Geographic Online

Watch National Geographic Online.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Ánh sáng lâu đời nhất trong vũ trụ

Vũ trụ mà chúng ta đã sinh ra từ một vụ nổ như thế nào?

Đây là câu hỏi đã thách thức rất nhiều nhà khoa học. Mô hình chuẩn của vũ trụ học, cho chúng ta biết toàn bộ vũ trụ của chúng ta được tạo bởi một sự kiện vô cùng ấn tượng, vụ nổ Big Bang. Những ý kiến hiện đại cho rằng vụ nổ Big Bang không hoàn toàn giải phóng năng lượng đồng nhất. Ngay sau Bigbang, có những vùng mật độ ánh sáng xuyên qua sự hỗn loạn sôi sục là khác nhau. Sự dị hướng nhỏ này đã trở thành sự hình thành cấu trúc vũ trụ của chúng ta như ngày hôm nay trước thời kỳ rất nhanh của sự lạm phát vũ trụ. Kết quả là, những sự biến động nhỏ này về nhiệt độ và mật độ đã trở thành hạt giống của các ngôi sao và các thiên hà ngày nay. Một kính thiên văn của cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ghép nối tạo thành bản đồ từ những sự dao động nhỏ và cổ xưa này với độ chính xác hơn trước kia rất nhiều.
Bản đồ mới về bầu trời: tính bất đẳng hướng của CBM được quan sát bởi Planck. CBM là bản chụp đời nhất của ánh sáng trong vũ trụ, dấu vết trên bầu trời khi vũ trụ khoảng 380 000 năm tuổi. Ảnh: ESA
Đạt được điều này là bởi kính thiên văn vũ trụ Planck của ESA, bản đồ chi tiết nhất từng được tạo ra này về nền vi sóng vũ trụ (CBM) in dấu trong Vũ trụ khi mà nó chỉ khoảng 380 000 năm tuổi. Trở về thời kỳ đó, vũ trụ non trẻ được lấp đầy bởi những dòng "soup" cực đặc, nóng của các proton, electron, và photon tương tác nhau vào khoảng 2700 độ C. Khi mà các điều kiện đã cho phép các proton và electron tương tác với nhau tạo thành nguyên tử Hydro, các photon thì được di chuyển tự do. Khi vũ trụ được mở rộng, các photon đã bị kéo dãn ra thành các bước sóng dài hơn. Ngày nay, chúng ta quan sát chúng như là các bước sóng vi sóng, tương đương ở nhiệt độ trên 2.7 độ Kelvin (trên độ không tuyệt đối 2.7 K). Bản đồ mới của nền vi sóng vũ trụ này cho thấy những dao động nhỏ của nhiệt độ tương ứng với những vùng có mật độ cao hơn hoặc thấp hơn. Các biến động này đã dẫn đến cấu trúc vũ trụ như ngày nay. Nếu không xảy ra những biến động này của vũ trụ, có thể chúng ta cũng đã không tồn tại. Một Big Bang hoàn toàn đơn điệu có thể đã dẫn đến một vũ trụ thật tẻ nhạt không có thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh, và dĩ nhiên cả con người. Hiểu biết về những sự biến động này rất quan trọng đối với việc nghiên cứu nguồn gốc của Vũ trụ. 
Những gợn sóng vũ trụ xảy ra khi vũ trụ mới khoảng 10E-30 giây. Ảnh: ESA
Bản đồ mới của Planck đã củng cố mô hình chuẩn vũ trụ học với độ chính xác mà trước đây chúng ta chưa từng mơ tới, do đó các số liệu thống kê được chấp nhận trước đây về vũ trụ đã có sự điều chỉnh đôi chút. Kết quả chính tốt nhất từng có trước Planck được tạo bởi máy dò tính dị hướng vi sóng Wilkinson của NASA (WMAP) hoạt động từ năm 2001 đến 2010. Theo như kết quả của Planck thì:
- Tuổi của vũ trụ là 13.82 tỉ năm (kết quả được chấp nhận trước kia là 13.78 tỉ năm). Do đó vũ trụ đã già hơn khoảng 40 tỉ năm!
- Vật chất thông thường, thứ mà tạo nên bạn, tôi và mọi thứ khác chúng ta có thể thấy, tạo nên 4.9 % vật chất trong vũ trụ so với kết quả trước kia là 4.6 %.
- Vật chất tối, thứ vật chất không thể sờ được, vô hình và bí ẩn thống trị lực hấp dẫn của các thiên hà, tạo nên 26.8 % Vũ trụ (trước kia là 24 %).
- Năng lượng tối, thực thể thậm chí còn bí ẩn hơn, lấp đầy không gian vũ trụ và đang gia tốc sự mở rộng của vũ trụ tạo nên 68.3 % còn lại. (Kết quả của WMAP là 71.4 %). Sự tồn tại của năng lượng tối chỉ được biến đến từ năm 1998, một thứ mà rất lạ đối với sự khám phá to lớn về vũ trụ cách đây khoảng 20 năm.
- Hằng số Hubble, tỉ lệ giãn nở hiện tại của Vũ trụ đã được giảm xuống là 67.15 km/s/Mpc (WMAP: 69.32 km.s/Mpc).

Các kết quả từ Planck đã củng cố hầu hết các mô hình chuẩn, một thành công lớn của khoa học, nhưng... độ chính xác của bản đồ Planck quá cao, nó đã mở ra một số điểm đặc biệt của Vũ trụ mà không thể giải thích được bởi khoa học hiện tại:

- Sự dao động nhiệt độ trong nền vi sóng vũ trụ CBM không hoàn toàn đúng với mô hình chuẩn đã dự đoán.

- Mô hình chuẩn giả định rằng Vũ trụ phải rộng tương tự như những gì chúng ta đã quan sát. Đây được gọi là nguyên lý Vũ trụ. Kết quả của Planck củng cố cho kết quả của WMAP đó là bầu trời bất đối xứng. Nhiệt độ trung bình trên bán cầu của bầu trời cao hơn một chút so với nửa còn lại.

- Vẫn lạ thay, điểm lạnh lớn kéo dài trên một vùng trời. Một lần nữa dữ liệu vệ tinh của WMAP tồn tại trước kia được cho rằng do sự sai lệch tạo bởi quá trình đo đạc. Planck đã xác nhận sự bất thường này thực sự có tồn tại.

Các nhà thiên văn học đang trong cuộc đua để giải thích những bất thường này. Có lẽ, trên thực tế Vũ trụ không giống nhau ở mọi hướng, do đó các tia sáng từ nền CBM có thể theo một tuyến đường phức tạp hơn trong vũ trụ so với những gì chúng ta đã nghĩ trước kia, kết quả từ một vài hình ảnh bất không bình thường được quan sát ngày nay. Ngoài ra, có thể năng lượng tối không tác động đều nhau ở mọi nơi. Hay sự lạm phát vũ trụ đã bùng phát như nhau băng qua Vũ trụ? Giáo sư Isaac Asimov đã từng nói: " Cụm từ thú vị nhất để nghe trong khoa học, một trong đó để báo trước những khám phá mới, không phải là 'EUREKA' mà là 'Thật buồn cười'...." . Bởi Planck, các nhà khoa học có một lượng lớn những điều tò mò cần được khám phá.

(Theo ARMAGH PLANETARIUM'S STELLAR BLOG!)

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Ghé thăm "hố tiền" - nơi nắm giữ một trong những kho báu bí ẩn nổi tiếng nhất thế giới.

Cuộc tìm kiếm kho báu nổi tiếng của đảo Oak đã diễn ra gần 200 năm nhưng bí ẩn này vẫn là một bài toán khó đối với hàng vạn nhà nghiên cứu và thám hiểm trên khắp thế giới.

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Đảo Oak nằm ở vịnh Mahone thuộc bờ biển phía Nam Canada là nơi nắm giữ một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất của thế giới. Được biết đến với cái tên "hố tiền” (Money Pit), kho báu này đã thu hút vô số kẻ tò mò tìm đến với hy vọng trở nên giàu có.

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Nhiều tài liệu ghi lại cho rằng, vào thập niên 1600, giới săn tìm luôn truyền miệng nhau về kho báu khổng lồ mà gã thuyền trưởng cướp biển William Kidd chôn giấu ở đâu đó “phía Đông Boston“. Một thủy thủ đoàn của William đã tiết lộ điều này, nhưng hắn chưa kịp nói ra địa điểm nơi chôn giấu thì đã mất.

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Một số người cho rằng, đó là một kho báu được chôn giấu, số khác lại khẳng định nơi đây cất giữ chén Thánh huyền thoại. Tuy nhiên, mỗi lần có người cố gắng đào bới tìm kiếm thì hố đất lại tự động sụp xuống như lời cảnh báo và để bảo vệ an toàn cho bí mật nằm bên dưới. Càng tìm kiếm sâu hơn, người truy lùng càng gặp nhiều khó khăn và sự hiểm nguy, đôi khi phải bỏ mạng.

Sau khi phát hiện ra vùng đất bí ẩn với những hố sâu trên đảo, chàng trai Daniel McGinnis với trí tò mò của mình đã rủ hai người bạn cùng thám hiểm địa danh này. Cả ba người đều háo hức khám phá kho tàng hải tặc nhưng họ không biết rằng đã vô tình khơi dậy một câu chuyện không có hồi kết...

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Daniel bắt đầu tự tay mình đào sâu xuống hố đất này và khá bất ngờ khi cứ 3m anh lại đụng phải những tấm ván gỗ. Ban đầu, cả ba vui mừng tưởng rằng đó chính là chiếc rương kho báu, nhưng rồi họ nhanh chóng nhận ra đó chỉ là một thanh gỗ được gắn vào hai bên thành giếng. Sau khi kéo thanh gỗ lên, họ nhìn thấy cái giếng vẫn còn sâu nên tiếp tục công việc, cuối cùng họ đã đào đến độ sâu hơn 7,5m nhưng vẫn chưa thấy gì.

Cuối cùng, ba chàng thanh niên đành bỏ cuộc, lấp cái giếng lại và bỏ đi mặc dù không thôi nghĩ rằng, chẳng ai lại đào cái giếng sâu như vậy mà không cất giấu một thứ gì quý giá dưới đó.

Kể từ đầu thế kỷ XIX, nhiều công ty được thành lập để thực hiện công việc đào bới, kiếm tìm kho báu trên đảo. Với việc tìm ra ngày càng nhiều bằng chứng về “kho báu” chôn giấu dưới lòng đất, hàng loạt những giả thuyết khác nhau được đặt ra.
Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới
Một số tin rằng bọn cướp biển từ xa xưa đã chọn nơi này để chôn giấu của cải cướp được, số khác lại nói, hố sâu này cất giữ số trang sức bị mất sau cuộc cách mạng Pháp của nữ hoàng Marie Antoinette nổi tiếng.

Một giả thuyết khác thậm chí còn khẳng định, cha đẻ của chủ nghĩa duy vật Anh - Francis Bacon đã xây dựng nơi này và lưu trữ tại đây những tài liệu chứng minh rằng ông là tác giả của những vở kịch của Shakespeare.

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Rất nhiều những giả thuyết lớn khác về bí ẩn dưới lòng đất này được đưa ra, một trong số đó là chiếc hòm giao ước - Ark of the Covenant nổi tiếng cũng được cất giữ tại đây.

Mặc dù hàng loạt lý thuyết cùng sự tiên đoán được đưa ra nhưng những người thám hiểm không tài nào chứng thực được chúng bởi chưa ai thành công trong việc đi đến đáy của cái hố này cả.

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới
Rất nhiều giả thuyết về vùng đất bí ẩn này được đưa ra

Khó khăn mà tất cả dù cá nhân hay tổ chức đều gặp phải đó là cấu trúc đất dễ lún, lở của hang. Lại nhắc lại cuộc tìm kiếm của Daniel và những người bạn của mình, sau một ngày đêm đào và chỉ thấy những tấm gỗ, họ đã đi ngủ. Trở lại vào ngày hôm sau, ba chàng trai nhận thấy cái hố đã bị ngập nước và sụt lún.

Sau đó, nhiều công ty và tổ chức đến đây tìm kiếm cũng gặp phải vấn đề tương tự khi việc cố gắng tiến vào sâu hơn bên trong hố chỉ là một cuộc hành trình tốn kém và vô cùng nguy hiểm.

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Các hầm ngập lụt của “hố tiền” này dường như được kết nối với một mạng lưới lớn hơn nhiều chạy ngầm dưới lòng đất. Mỗi khi người ta cố gắng đến gần, nó lại tự ngập bởi nước biển một cách kì lạ đến nỗi nhiều người tin rằng, nơi đây đã bị nguyền rủa.

Tuy vậy, những phần khác của hang động được tìm thấy cũng mang trên mình nhiều hiểm nguy không kém. Một hang động được tìm thấy trong cuộc khai quật được cho là một bẫy mìn. Một đường hầm khác được phát hiện là lối dẫn nước ngập bí mật của hệ thống hang này.

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Vậy tại sao hố sâu bí ẩn này vẫn thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đến tìm kiếm? Trong một lần khoan thăm dò trong đường hầm ngập lụt năm 1849, một công ty đã tìm ra giữa đống đất sét và gỗ những mẩu vàng. Hơn thế nữa, một trong những khám phá lớn nhất tại hang này là tập hợp những chữ khắc trên đá nằm khoảng 27m dưới lòng đất.

Những kí hiệu này được dịch ra rằng “Tiếp tục đào 12m phía dưới, bạn sẽ thấy 2 triệu bảng Anh” (khoảng 70 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại). Chỉ với một vài bằng chứng đấy cũng đủ thôi thúc nhiều thế hệ người đến đây đào bới với mong muốn tìm thấy cả một gia tài.

Bí ẩn về "hố tiền" nổi tiếng thế giới

Sau vô số nỗ lực, bí ẩn của hố sâu đảo Oak vẫn tồn tại đến ngày nay. Theo nhiều cách khác nhau, các cuộc thám hiểm đã trở thành một phần lịch sử của đảo Oak. Với sự thất bại của những tổ chức cố gắng truy lùng báu vật, vào năm 2010 chính phủ đã cho thông qua đạo luật đảo Oak- cấm tất cả những hoạt động truy tìm kho báu trên đảo từ nay về sau.

Cho dù đó chỉ là một hố đất tự nhiên, hang với đầy đá quý chôn giấu hay là trò lừa điên rồ nhất thế giới thì nơi này sẽ mãi mãi mang trên mình bí ẩn lớn.
Theo Trí Thức Trẻ

Phát hiên thêm một thành viên mới xa nhất trong hệ Mặt Trời

Một báo cáo khám phá mới nhất của một hành tinh lùn tên gọi 2012 VP113, đã được tìm thấy bên ngoài rìa của hệ mặt trời.

Quỹ đạo của các thiên thể xa Mặt Trời. Với Mặt Trời ở trung tâm cùng với các hành tinh khác. Ảnh: Scott Sheppard
Báo cáo mới nhất của hai nhà khoa học Carnegie Scott Sheppard và Chadwick Trujillo thuộc đài thiên văn Gemini về khám phá hành tinh lùn xa xôi này vào ngày 27 tháng 3 trên tạp chí "Nature". Hành tinh này giống như hàng ngàn vật thể xa được hình thành trong đám mây Oort. Hơn thế nữa, báo cáo cũng chỉ ra sự có khả năng hiện diễn  của một hành tinh khá lớn, có lẽ gấp 10 lần kích cỡ của Trái Đât. Mặc dù, chưa được quan sát thấy, nhưng khả năng ảnh hướng lớn của nó khi tác động đến các vật thể khác trong đám mây Oort.

Như đã biết hệ Mặt Trời được chia làm ba phần: các hành tinh đá gần Mặt Trời , các hành tinh khí ở khoảng cách xa hơn, và các thiên thể đóng băng trong vành đai Kuiper nằm phía ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương. Ngoài ra, còn sự xuất hiện của một vật thể duy nhất Sedna ở rìa của hệ Mặt Trời. Nhưng khá phá mới về 2012 VP113 với quỹ đạo của nó xa hơn Sedna, khiến nó trở thành đối tượng xa nhất trong hệ Mặt Trời. 


"Đây là kết quả khá bất ngờ để xác định lại sự hiểu biết của chúng ta về hệ Mặt Trời", Linda Elkins-Tanton, trưởng bộ phận địa từ học của Carnegie cho biết.


Sheppard và Trujillo đã sử dụng Camera quan sát năng lượng tối (DECam) trên kính thiên văn đường kính 4 mét NOAO ở Chile cho khám phá này. DECam có độ quan sát rộng hơn bất kỳ kình thiên văn 4 mét hay kính thiên văn nào lớn hơn, cho phép nó có khả năng chưa từng có để nghiên cứu các khu vực rộng lớn tìm các đối tượng mờ nhạt. Kính thiên văn 6.5 mét ở đài thiên văn Las Campanas thuộc Carnegie cũng được sử dụng để xác định quỹ đạo của 2010 VP113 và đạt được thông tin chi tiết về đặc tính bề mặt của nó.


"Một số đối tượng trong đám mây Oort có thể là đối thủ về kích cỡ so với sao Hỏa hay thậm chí là Trái Đât. Do nhiều đối tượng trong Oort quá xa mà thậm chí đối tượng rất lớn có thể khá mờ nhạt để nghiên cứu so với công nghệ hiện tại của chúng ta" Sheppard cho biêt.

Cả Sedna và 2012 VP113 được tìm thấy gần với sự tiếp cận của chúng đối với Mặt Trời, nhưng cả hai đều có quỹ đạo xa hàng trăm đơn vị thiên văn AU, mà chúng khá là khó để khám phá. Trên thực tế, tương tự như quỹ đạo của Sedna, 2012 VP113 và một vài đối tượng vần với rìa của Kuiper Belt được cho rằng có cấu hình quỹ đạo tượng tự như thế. Sheppard và Trujillo cho rằng một siêu Trái Đất hoặc thậm chí là đối tượng lớn hơn ở khoảng cách hàng trăm AU có thể tạo ra ảnh hưởng nhiễu loạn trông thấy lên quỹ đạo của những đối tượng này.

Nguồn: Chadwick A. Trujillo, Scott S. Sheppard. A Sedna-like body with a perihelion of 80 astronomical units. Nature, 2014; 507 (7493): 471 DOI: 10.1038/nature13156


(Theo Daily Science)

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Liệu chúng ta có thể du hành trong không gian, thời gian?

Nhảy vào giữa các thiên hà thông qua các đường hầm không gian nghe có vẻ điên rồ, nhưng các nhà vật lý vẫn chưa loại trừ khả năng này. Điều này liệu có thể xảy ra, nhà vật lý Marcus Woo đặt vấn đề.



Như chúng ta đã biết vũ trụ là rất rộng lớn. Di chuyển ở tốc độ ánh sáng đến ngôi sao gần nhất cũng có thể mất hơn 4 năm. Mạo hiểm để đến phía bên kia của dải thiên hà? Có lẽ phải mất hơn 1000 năm. 


Một lựa chọn là một đường tắt của vũ trụ gọi là "lỗ thời gian" (wormhole), một đường hầm thông qua các cấu trúc không gian và thời gian mà có thể kết nối đến góc xa xôi của vũ trụ. Đó là lựa chọn của nhiều nhà du hành vũ trụ viễn tưởng, bao gồm cả các nhân vật trong bộ phim sắp tới "Liên kết giữa các vì sao" được đạo diễn bởi Christopher Nolan.

Các nhà khoa học cho biết: di chuyển qua lỗ thời gian có thể sẽ vô cùng khó khăn, nhưng cũng không loại trừ điều này. Vậy nó sẽ như thế nào trong thực tế?

Để có bức tranh về lỗ thời gian, hãy tưởng tượng vũ trụ là một tấm bìa hai chiều. Khoét hai lỗ và đường cong quanh tấm bìa để tạo thành hai cái phễu. Nối hai phễu lại với nhau và bạn có một lỗ thời gian (như hình dưới)


Thay vì tuyến đường dài trong không gian (đường màu đỏ), lỗ thời gian cho phép tạo ra đường ngắn hơn để di chuyển qua (Ống màu xanh). Ảnh: Detlev van Ravenswaay/SPL

Di chuyển trong không gian bằng cách này nghĩa là bạn có thể nhảy đến cuối của lỗ thời gian, di chuyển với khoảng cách ngắn và nhảy sang phía bên kia của dải thiên hà. Miệng của chiếc lỗ thời gian sẽ hoạt động như là một cửa sổ của vũ trụ, cho phép bạn ngắm những ngôi sao ở đầu kia của vũ trụ. 


Đó là thuyết gì đi chăng nữa, các nhà khoa học nói gì về tình khả thi của việc này?

Lỗ thời gian xuất phát một cách tự nhiên từ các phương trình chi phối thuyết tương đối chung, khái niệm mang tính cách mạng của Einstein đã miêu tả trọng lực như là sự uốn cong của không gian và thời gian mà tạo thành cấu trúc của vụ trụ.

Einstein và Nathan Rosen đã xuất bản bài báo miêu tả những lỗ thời gian này vào năm 1935, cuối cùng được đặt tên là "cầu Einstein-Rosen". Những đối tượng kỳ là này mặc dù được cho rằng được tìm thấy trong sự sụp đổ nhanh đến nối ánh sáng không thể chạy qua được. Nhưng chúng là vô dụng đối với du hành thời gian.

Vào những năm 1980, nhà thiên văn học Carl Sagan đã viết trong tiểu thuyết của ông "Sự tương tác" (cơ sở cho bộ phim với sự tham gia của Jodie Foster), trong đó nữ nhân vật chính du hành trong khắp vũ trụ. Ông đã tìm đến sự giúp đỡ của nhà vật lý Kip Thorne để tìm hiểu xem liệu rằng có một cách nào đó nghe có vẻ khoa học để du hành không gian cho nhân vật của mình.

Thorne nhận ra rằng, lỗ thời gian là lựa chọn tốt nhất. Nhưng để đảm bảo lỗ thời gian có thể tiếp tục mở được, ông đã khám phá ra bạn sẽ cần công cụ kỳ lạ đó là vật chất kỳ lạ.

Công việc của nhà vật lý Kip Thorne(bên trái) về lỗ thời gian đã truyền cảm hứng cho bộ phim của Hollywood sắp tời (Giữa các vì sao)
Vật chất kỳ lạ cũng rất kỳ quặc bởi nó có một năng lượng âm và khối lượng âm, cho phép nó chống lại lực hấp dẫn. Nếu trái đất có khối lượng âm, thì bạn đã bay như một quả bóng bay vậy, điều này có thể giúp bạn nảy lên hoặc xuống. Và kỳ là hơn nữa, để đánh một quả tennis với khối lượng âm, bạn sẽ không xoay vợt của bạn đập vào nó mà sẽ là ngược lại đưa vợt đi xa. Điều này cho phép vật chất kỳ lạ có thể ngăn sự sụp đổ của lỗ thời gian.

Mặc dù năng lượng âm nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng các định luật vật lý cho phép điều này xảy ra. Trong khoảng không của không gian, một vài vùng nhỏ của không gian - thời gian có thể được lấp đầy bởi năng lượng âm, được bao quanh bởi năng lượng dương. "Hãy nghĩ chúng như những cơn sóng của đại dương" - nhà vật lý Larry Ford của đại học Tufts, Boston cho biết. Các bụng sóng sẽ là những vùng năng lượng âm, còn đỉnh sóng là vùng năng lượng dương. 

Liệu đã đủ để mở một lỗ thời gian? Có lẽ chưa. Các nhà vật lý như Ford đã tìm ra các qui tắc gọi là sự bất đồng đều năng lượng lượng tử mà khiến cho năng lượng âm có thể được hợp nhất ở một vùng nào đó. Nếu bạn tập hợp đủ năng lượng âm, nó có thể tồn tại trong không gian nhỏ bé, và đủ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Bạn muốn năng lượng âm trên qui mô lớn hơn và dài hơn, nhưng bạn sẽ bị hạn chế với khoảng tích trữ được bao nhiêu. 
Tạo nên được lỗ thời gian cần một lượng năng lượng cực lớn. Ảnh: Dale O'Dell / Alamy
Một lỗ thời gian hữu ích cho du hành vũ trụ có thể sẽ phải đủ lớn và đủ dài để đưa một ai đó hoặc thứ gì đó di chuyển qua. Vấn đề là với những lỗ thời gian như vậy, bạn sẽ phải cần nhiều lượng năng lượng âm hơn các quy luật cho phép để đi qua. Và nếu bạn có thể phá vỡ được các quy tắc này, thì bạn sẽ cần một lượng vô cùng lớn. Làm một phép thử đơn giản, bạn sẽ qua năng lượng của mặt trời đã được tạo ra trong một trăm triệu năm đủ để tạo ra một lỗ thời gian với kích cỡ của một quả bưởi. Không ai biết được rằng rằng thậm chí một nền văn minh tiến tiến liệu có thể tạo ra một lượng năng lượng âm lớn như thế.

Cho đến bây giờ, mặc dù các nhà vật lý cho rằng du hành qua lỗ thời gian là không thể, nhưng họ cũng chưa chứng mình được là nó không thể xảy ra. Nhà vật lý John Friedman, đại học Wisconsin, Milwaukee cho rằng:  "Mọi người khá tự tin cho rằng sự bất động đều lượng tử sẽ không cho phép du hành qua lỗ thời gian trên qui mô vĩ mô". "Nhưng mà nó dĩ nhiên là cũng không thể không xảy ra."
Lỗ đen cũng bẻ cong không gian và thời gian, nhưng nó là chuyến đi một chiều nếu bạn có thể đủ đến tiến gần đến nó. Ảnh: NASA
Một số nhà vật lý đã suy đoán cách khác để xây dựng lỗ du hành thời gian có thể xảy ra, nhưng gần như tất cả trong số họ chỉ dựa trên ý tượng mà thiếu đi bằng chứng thực tế. "Họ đang thực sự thay đổi các qui tắc của một trò chơi theo một cách đơn giản", Ford phát đã nói. Họ sử dụng là lý thuyết lực hấp dẫn thay vì sử dụng thuyết tương đối của Einstein hay vật chất kỳ lạ, trong khi sự cần thiết của năng lượng âm lại gần như không tồn tại. Hoặc là họ dựa vào các thức phức tạp của việc bẻ cong không gian và thời gian mà điều này cực kỳ khó để xảy ra trong thực tế. 

Lỗ thời gian nhỏ cũng có thể phát sinh từ bọt lượng tử - những sự dao động trong không gian - thời gian chính nó, khi bạn phóng to trên quy mô hạ nguyên tử nhỏ hơn hạt nhân của một nguyên tử Hydro. Từ đó những lỗ thời gian nhỏ này sẽ quá nhỏ để bất cứ thứ gì có thể chui qua. Bạn có thể sẽ phải cung cấp thêm năng lượng âm để làm nó to lên. Nhưng các nhà vật lý cần phát triển một thuyết lực hấp dẫn lượng tử đủ để có thể hiểu được chuyện gì xảy ra trong một quy mô nhỏ như vậy, và cho đến khi họ tìm ra được thuyết đó, thì lỗ thời gian dường như là không thể xảy ra.

"Dựa trên những gì chúng ta đã được biết cho đến bây giờ, thật khó để hiểu được bạn có thể tạo ra được lỗ du hành không gian thời gian. Nhưng điều đó không làm các nhà vật lý dừng lại khám phá cho dù bất kỳ điều gì bất khả thi có thể xảy ra.

Cho đến thời điểm hiện tại, nếu bạn đã đang có kế hoạc cho chuyến hành trình du hành giữa các vì sao, thì thật là ý tưởng tốt đển viết những cuốn sách. Đó có thể là một hành trình dài.

(Theo BBC Science)

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Lạm phát của vũ trụ - "Một hướng dẫn nhỏ đi đến một nghiên cứu khoa học to lớn"


Inflation - Lạm phát vũ trụ (cực điểm giãn nỡ hay phình to vũ trụ) là sự giãn nở của không gian trong vũ trụ ban đầu với tốc độ nhanh hơn ánh sáng. Giai đoạn phình to kéo dài từ 10−36 giây sau Vụ Nổ Lớn cho đến 10−33 tới 10−32 giây sau Vụ Nổ Lớn. Sau giai đoạn phình to, vũ trụ tiếp tục giãn nở với tốc độ chậm hơn.

Chúng ta hãy xem từ điểm bắt đầu - Thuyết Big Bang (BBT)?

Nhiều người bây giờ đã quen thuộc với thuyết chiếm ưu thế trong vũ trụ học - đó là vũ trụ mà chúng ta quan sát được xuất hiện từ một không gian vô cùng dày đặc, vô cùng nhỏ, có lẽ trong quá trình lượng tử, và mở rộng ra phía ngoài. Nghiên cứu của chúng ta về ánh sáng lâu đời nhất trên bầu trời - nền vi sóng vũ trụ nổi tiếng (CMB) - chỉ ra sự kiện này đã xảy ra cách đây 13.82 tỉ năm trước. Trên một vài cấp độ, ý tưởng này dường như rất không tưởng, nhưng khi chúng ta nhìn sâu vào vũ trụ, nó lại có ý nghĩa. Nhà thiên văn học người Mỹ Edwin Hubble đã chỉ cho chúng ta thấy rằng các thiên hà tách dần nhau ra, và rằng tương lai chúng ta đang hướng tới cũng tiến xa nhanh hơn. Khi tua một đoạn phim trở lại, mọi thứ phải được nhìn gần với nhau hơn về trong quá khứ. Nhưng thời điểm đầu tiên tất nhiên rất khó để nắm bắt, và các nhà khoa học đã tự thú nhận rằng tương lai sau này, vật lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để miêu tả và hiểu được.
Sóng hấp dẫn từ cực điểm giãn nỡ đã đặt một mô hình xoắn đặc biệt trong sự phân cực của CMB
Làm thế nào để phù hợp với cực điểm giãn nở?

Đó là một sự thêm vào thuyết Big Bang. Nó đề xuất về "một phần nghìn tỉ của một phần nghìn tỉ của một phần nghìn tỉ của một giây" sau khi vũ trụ chúng ta sinh ra, nó đi xuyên qua một sự mở rộng "siêu siêu nhanh", lấy một miếng nhỏ tí xíu của vũ trụ đối với thứ nào đó mà kích cỡ của viên đá cẩm thạch, trước khi tiếp tục vượt ra phía ngoài. (Chú ý rằng: vũ trụ mở rộng nhanh hơn tốc độ ánh sáng, nhưng không có thứ gì nhanh hơn ánh sáng). Một trong những người tiên phong trong lý thuyết lạm phát của vũ trụ, giáo sư Alan Guth người Mỹ, miêu tả "cực điểm giãn nở" như một sự đập mạnh trong Big Bang. Và nó sửa chữa một số khía cạnh nào đó trong BBT. Chẳng hạn, nó giải thích tại sao Vũ trụ trông mượt hơn trên quy mô lớn nhất. Cực điểm giãn nở đã kéo giãn bất kỳ thứ gì không đồng đều. Nó cũng giải thích cấu trúc mà ta nhìn trong vũ trụ - tất cả các thiên hà và cụm thiên hà. Sự biến động lượng tử ngẫu nhiên đã tồn tại trước "cực điểm giãn nở" đã được khuếch đại để cung cấp hạt giống cho mọi thứ ra đời sau này.

Nhưng làm sao chúng ta chứng minh được điều này?

Lý thuyết giãn nở đi cùng với nó là một sự dự đoán - điều mà các nhà thực nghiệm có thể kiểm tra. Nó đã được giả thuyết rằng sự mở rộng nhanh chóng đã được đi kèm với sóng năng lượng hấp dẫn, và rằng những gợn sống trong kết cấu không gian - thời gian sẽ để lại dấu vết không thể xóa được trong nền vi sóng vũ trụ CMB. Sóng hấp dẫn luân phiên kéo và ép không gian khi chúng đi qua nó. Và những sóng nguyên thủy này liên quan đến sự giãn nở mà đã thay đổi hướng của ánh sáng đầu tiên trong Vũ trụ. Nói cách khác, nó đã phân cực ánh sáng này. Đây là trường hợp, ta có thể phát hiện ra một "sự xoắn" rất đặc trưng trong nền vi sóng vũ trụ CMB, mà tín hiệu được cung cấp đủ lớn và đủ nhạy cảm. Một kính thiên văn ở Nam Cực được điều khiển bởi dự án BICEP2 ( Background Imaging of Cosmic Extragalactic Polarization 2) đã xác nhận được điều này.
Các nhà vật lý hạt đang đặt các câu hỏi tương tự trong sử dụng máy gia tốc hạt lớn LHC. 
 Nếu được xác nhận, điều này nghĩa là gì?

Giả sử rằng mọi sự quan sát là đúng, đây là một kết quả vô cùng lớn. Nó giải thích cho một sự phát hiện trực tiếp nhất của chúng ta về sóng hấp dẫn. Riêng điều này có thể được đạt giải Nobel. Ngoài điều này ra, nó còn là một bước tiến lớn trong nghiên cứu khoa học. Cực điểm giãn nở đã luôn bao hàm lý thyết vật lý phức tạp. Bởi sự tự do là bàn tay của các nhà lý luận mà họ có thể mơ về hàng trăm mô hình khác nhau về cực điểm giãn nở đã xảy ra như thế nào. Kích cỡ và hình dạng của tín hiệu mà BICEP2 đã xác nhận có ý nghĩa rằng nhiều mô hình kỳ lạ về cực điểm giãn nỡ sẽ đi vào thùng rác. Quan trọng hơn, khám khá đã đưa ra cho các nhà khoa học về quy mô năng lượng của cực điểm giãn nở. Vật lý họ phát triển để miêu tả phải phù hợp với các tham số. Tin tốt là, năng lượng tín hiệu phát hiện bởi BICEP2 phù hợp với ý tưởng được gọi là lý thuyết thống nhất Grand - Grand Unified Theory. Đây là điều mà các nhà khoa học tin rằng nơi ba trong bốn loại lực cơ bản của vũ trụ gắn chặt nhau.

(Theo BBC News)

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 6: Planets

How The Universe Works Season 1 Ep 06: Planets

How the universe works

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 6: Các hành tinh


Giới thiệu: Chỉ có 8 hành tinh trong hệ Mặt trời, nhưng có thể có đến hàng trăm tỉ hành tinh trong dải Ngân hà của ta. Ta đang đi vào thứ được cho là... tương lai như Kỷ nguyên Vàng khám phá hành tinh. Càng nhìn sâu vào không gian, ta lại thấy những hành tinh kỳ lạ mà trước đó ta bao giờ tưởng tượng đến - từ quả cầu khí khổng lồ đến thế giới đầy băng giá đang lang thang trong khoảng không giữa các vì sao. Do đâu mà chúng lại khác xa nhau đến vậy? Chương trình “How the Universe Works” dấn thân vào hành trình đầy ngoạn mục để khám phá các hành tinh từ đám bụi hỗn độn rồi hình thành nên các thế giới đa dạng và diệu kỳ ta thấy ngày nay.

Xem Online:

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Trái tim được in 3D giúp bác sĩ chuẩn bị phẫu thuật cứu người

Công nghệ in 3D đã hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân 14 tháng tuổi. 

Trái tim in 3D với các sợi nhỏ linh hoạt
Đầu tiên, hình ảnh trái tim bệnh nhân được chụp theo nhiều góc độ khác nhau. Sau khi được tổng hợp trên máy tính, mô hình trái tim sẽ được in ra bằng máy in 3D, vốn được thiết kế bởi Trường kỹ thuật J.B Speed thuộc Đại học Louisville (Mỹ).
Các bác sĩ sẽ lấy mô hình này để nghiên cứu, trước khi bắt tay vào phẫu thuật trái tim thật.
Tạp chí Gizmag dẫn lời bác sĩ Philip Dydysnki, người tham gia vào ca phẫu thuật này cho biết, nhờ mô hình trái tim 3D này mà đội ngũ của ông đã phẫu thuật thành công, cứu sống cậu bé Roland Lian Cung Bawi, trong khi trái tim cậu có đến 4 khuyết tật.
 Video Mô Phỏng:

Sử dụng hình ảnh thu được từ máy CT Scan tim của Roland, các nhà nghiên cứu đã in ra mô hình 3D lớn gấp 1,5 so với trái tim thật. Công việc hoàn thành cần 20 giờ và 600 USD chi phí.
Các bác sĩ đã dùng trái tim mô hình này để lên kế hoạch sửa chữa các khuyết tật chỉ trong một lần phẫu thuật duy nhất.
Bé Roland đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe khá tốt.

(Theo Than Niên)

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 5: Siêu tân tinh

How The Universe Works Season 1 Ep 05: Supernovas

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 5: Siêu tân tinh

How the Universe Works

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 5: Siêu tân tinh

Supernovas
Supernovas

Nội dung: Các vì sao không sống mãi, chúng đang chết dần trong các vụ nổ khổng lồ, gọi là SIÊU TÂN TINH. Chỉ xếp thứ 2 sau Vụ nổ Big Bang, vụ nổ siêu tân tinh là giao điểm của sự hủy diệt và sáng tạo.

Các nguyên tố vàng, chì, oxy và nguyên tố nặng hơn, được tạo ra sâu bên trong tâm của ngôi sao lớn. Khi năng lượng hạt nhân của sao phóng các khối vật chất tạo sự sống ra ngoài không gian, tạo nên các hành tinh, các nhà máy và đại dương mà ta thấy ngày nay. Thậm chí siêu tân tinh tạo nên chúng ta, cả đến chất sắt trong máu của ta.

Và đến bây giờ ta mới bắt đầu hiểu sự vận hành vũ trụ kỳ diệu thế nào - và chúng cho ta biết nguồn gốc của vũ trụ cũng như tương lai của nó.

Xem Online: