Siêu Mặt Trăng đầu tiên của năm

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Ảnh sao băng 24/05/2014.

Nội dung: Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Siêu máy ảnh 1 tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế.

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra.

National Geographic Online

Watch National Geographic Online.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 4: Extreme Stars

How The Universe Works Season 1 Ep 04: Extreme Stars

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 4: Các vì sao

STARS

Nội dung: Bầu trời đêm có vô vàn vì sao. Vào đêm quang đãng, nếu may, ta sẽ thấy 3.000 vì sao, nhưng đó chỉ là phần nổi của vũ trụ bao la. Riêng thiên hà của ta đã có hơn 100 tỉ vì sao, và có hơn 100 tỉ thiên hà ở vũ trụ mà ta quan sát được. Số vì sao còn nhiều hơn số hạt cát trên Trái đất.
Có 1 vì sao ở rất gần chúng ta. Mọi thứ mà ta biết về các vì sao, ta đều học từ người hàng xóm đó.
Từ Trái đất, ta thấy Mặt trời như quả cầu ánh sáng chói lọi. Chính quả cầu khí siêu nóng này... thắp sáng hệ Mặt trời suốt 4,6 tỉ năm qua, và thống trị mọi sự sống trên Trái đất.

Mặt trời ở cách đây 150 triệu cây số. Trên thực tế, nó rất khổng lồ. Bên trong Mặt trời đủ chỗ cho cả triệu Trái đất. Mặt trời có đường kính 1,5 triệu cây số, nhưng nó vẫn bé xíu nếu so với các vì sao lớn ngoài kia. Eta Carinae lớn hơn Mặt trời 5 triệu lần. Betelgeuse lớn hơn Eta Carinae 300 lần. Nếu nó là Mặt trời, nó sẽ vươn xa như sao Mộc. Còn con quái vật này nữa, VY Canis Majoris, vì sao lớn nhất từng được phát hiện. Nó lớn hơn Mặt trời 1 tỉ lần. 


Xem Online:


Các tập khác:
Tập 1: Big Bang
Tập 2: Black Holes
Tập 3: Galaxies
Tập 4: Extreme Stars
Tập 5: Supernova
Tập 6: Planets
Tập 7: Alien Solar Systems
- Tập 8: Alien Moons:

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 3: Galaxies

How The Universe Works Season 1 Ep 03: Galaxies

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 3: Thiên Hà 

Milkey Way

 Nội dung: Chúng ta sống ở thiên hà có tên Ngân Hà, một đế chế với hàng trăm tỉ các ngôi sao. Chúng ta ở cách tâm Ngân Hà 25.000 năm ánh sáng. Và Ngân Hà có đường kính 100.000 năm ánh sáng.Nhưng dù rộng thế, nó chỉ như hạt bụi trên thang đo khoảng cách vũ trụ. Thật vậy, thiên hà là tập hợp lớn các vì sao, các hành tinh và là nhàcủa chúng ta. Chúng có đủ hình dạng và kích cỡ. Từ tay xoắn ốc mỹ lệ đến khối khổng lồ gồm các ngôi sao và khí; các thành phố sao là những khối cơ bản xây dựng nên vũ trụ. “How the Universe Works” cho thấy sự tiến hóa của thiên hà từ đám mây khí lạnh từ 13 tỷ năm trước đây, với hình xoắn ốc tráng lệ lấp đầy bầu trời đêm của chúng ta. Hố đen siêu lớn, con quái vật khổng lồ đầy bí ẩn ở tâm thiên hà; vật chất tối, vật chất gắn kết mọi thiên hà với nhau. Sợi dây không gian,liên kết các thiên hà trong vũ trụ thành mạng lưới khổng lồ, tạo thành cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ và bảo vệ chúng khỏi một lực bí nhất trong vũ trụ … năng lượng tối, đang đe dọa sự tồn tại của vũ trụ…


Xem Online:




Các tập khác:
Tập 1: Big Bang
Tập 2: Black Holes
Tập 3: Galaxies
Tập 4: Extreme Stars
Tập 5: Supernova
Tập 6: Planets
Tập 7: Alien Solar Systems
- Tập 8: Alien Moons:

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 2 - Black Holes

How The Universe Works Season 1 Ep 02: Black Holes

Vũ Trụ Hoạt Động Như Thế Nào Phần 1 Tập 2: Hố đen

Nội dung: Hố đen là kẻ hủy diệt mạnh nhất và đáng sợ nhất trong vũ trụ. Hố đen là vật thể bí ẩn nhất trong vũ trụchúng ta. Lực hút của chúng là vô hạn. Không có gì thoát được nó. Chúng có thể hút cả thiên hà. Dù có sức phá hủy không giống thứ gì trong vũ trụ, hố đen cũng giúp kiến tạo thiên hà. Theo các nhà thiên văn học, chúng có thể là cổng vào... vũ trụ song song. 
Black Holes
Ta đang bước vào thời hoàng kim của nghiên cứu vật lý hố đen.Chúng có thể là chìa khóa tìm hiểu sự ra đời, hình thành và cái chết của vũ trụ. Trong tương lai xa, ta có thể có công nghệ... để đi vào và vượt qua hố đen, thậm chí sống sót qua chuyến đi. Sau đó ta có thể trả lời câu hỏi: Cái gì nằm ở tâm 1 hố đen? Theo các nhà khoa học, có thể dùng hố đen... như một cổng vào với khả năng vượt qua vũ trụ. Đây chỉ là suy đoán, nhưng toán học có vẻ đã chỉ ra khi bạn rơi qua 1 hố đen, bạn không chỉ chết, bạn còn rơi qua một hố giun, đó là một cánh cổng, một đường tắt qua không-thời gian…

Xem Online:
 

Các tập khác:
Tập 1: Big Bang
Tập 2: Black Holes
Tập 3: Galaxies
Tập 4: Extreme Stars
Tập 5: Supernova
Tập 6: Planets
Tập 7: Alien Solar Systems
- Tập 8: Alien Moons

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 1 - Bigbang

How The Universe Works Season 1 Ep 1: Vũ trụ hoạt động như thế nào Phần 1 Tập 1 - Bigbang

How the universe works

 Nội dung: Chương trình mang lại câu chuyện bí ẩn nhất chưa bao giờ được giải đáp, đó là nguồn gốc của không gian, thời gian. Chương trình đưa ta trở lại chứng kiến vụ nổ Big Bang, thời khắc tạo dựng, và khai sinh mọi thứ mà ta thấy xung quanh.

13,7 tỉ năm trước, không có gì cả, không có không gian, không có thời gian. Trong cõi hư vô đó, có 1 điểm với khối năng lượng thuần túy, cực nhỏ nóng tới không tưởng và siêu đậm đặc phát nổ. Vụ nổ tạo ra không gian, thời gian, tạo ra cả vũ trụ, mọi thứ trong đó, có cả chúng ta. Sau vụ nổ khoảng 1 phần triệu triệu triệu triệu giây, vũ trụ đã mở rộng từ lúc bằng nguyên tử tới lúc bằng quả bóng chày, rồi lớn thành Trái Đất trong thời gian tương đương…

Trong sự hình thành gấp gáp đó, mọi định luật vật lý, các lực lượng cơ bản bắt đầu hình thành. Vũ trụ của ta được định hình trong cuộc chiến đầy sử thi giữa vật chất và phản vật chất, tạo ra các hạt đầu tiên hình thành nên các nguyên tử tế bào trong cơ thể ta, tạo mặt đất dưới chân ta cũng như các ngôi sao trên bầu trời đêm.

Xem Online:

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Vũ trụ Phần 1 Tập 6 - Phi thuyền Trái Đất

The Universe Season 1 Episode 06: Spaceship Earth

The Universe

Nội dung: Hơn 4,5 tỷ năm trước, một cuộc đua mạnh mẽ để trở thành một hành tinh với hình dáng quả cầu màu xanh đã hình thành công. Sự sống đã bắt đầu như thế nào? Và cuối cùng điều gì có thể phá hủy nó. Hay cùng đón xem "Phi thuyền Trái Đất"

Xem Online:


Siêu máy gia tốc có thể hủy diệt Trái đất

Các nhà khoa học và chuyên gia luật bày tỏ lo ngại rằng, một thử nghiệm tham vọng sử dụng một siêu máy gia tốc có thể vô tình hủy diệt Trái đất.

RHIC
Máy va chạm ion nặng tương đối tính (Relativistic Heavy Ion Collider/ RHIC) của Mỹ hiện là máy gia tốc mạnh thứ hai trên thế giới này, chỉ xếp sau máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN). Ảnh: Daily Mail
Máy va chạm ion nặng tương đối tính (Relativistic Heavy Ion Collider/ RHIC) thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven của Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý, sau khi các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến kế hoạch nâng cấp máy quy mô lớn.

Khi hoạt động, RHIC tăng tốc các hạt nhân tới tốc độ của ánh sáng trước khi nghiền nát chúng với nhau trong một nỗ lực nhằm tạo ra plasma quark-gluon, một dạng vật chất cực nóng, hơn 4.000 tỉ độ C, được cho là từng xuất hiện ngay sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỉ năm. 

Sau khi nâng cấp, máy gia tốc mạnh thứ hai trên thế giới này, chỉ xếp sau máy gia tốc hạt lớn (LHC) của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), dự kiến có thể làm khởi phát các vụ va chạm mạnh gấp 20 lần mức tối đa khi máy được chế tạo ban đầu.

Kế hoạch trên đang khiến các chuyên gia lo ngại. Trong một bài viết đăng tải trên báo International Business Times, Eric Johnson - giáo sư chuyên ngành luật thuộc North Dakota và giáo sư Michael Baram thuộc Trường luật, Đại học Boston nhấn mạnh, cơ sở quản lý RHIC cần phải tiến hành tái đánh giá nguy cơ cỗ máy sau nâng cấp có thể tạo ra một thảm họa vô cùng lớn, đủ để tiêu hủy toàn bộ sự sống trên Trái đất.

Mặc dù thử nghiệm với siêu máy gia tốc RHIC có thể giúp trả lời những câu hỏi về việc sự sống bắt đầu trên hành tinh của chúng ta như thế nào, nhưng những người chỉ trích, bao gồm cả Hiệp hội thiên văn học Hoàng gia Anh, khuyến cáo, quá trình có thể ngẫu nhiên tạo ra các lỗ đen cực nhỏ và các hạt hạ nguyên tử strangelet.

Hạt strangelet là một dạng giả định của vật chất quark, trong những điều kiện nhất định có khả năng kích hoạt một phản ứng chuỗi và biến đổi mọi thứ thành "vật chất kỳ lạ", dẫn đến sự hủy diệt Trái đất.


Các chuyên gia lo ngại, thử nghiệm với máy RHIC sau nâng cấp có thể tạo ra một phản ứng chuỗi và biến đổi mọi thứ thành vật chất kỳ lạ, dẫn tới sự hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất. Ảnh: Corbis
Các chuyên gia đặc biệt quan ngại, những thử nghiệm ở mức năng lượng thấp cũng có thể sản sinh ra các hạt strangelet. Trong khi đó, một báo cáo gần đây chỉ ra rằng, các lỗ đen mini có thể hình thành từ mức năng lượng thấp hơn suy đoán ban đầu của chúng ta.

Theo trang iO9, các quan ngại tương tự cũng từng xuất hiện khi máy LHC của CERN từng bắt đầu quá trình tìm kiếm "hạt của Chúa", dù ít khả năng các máy gia tốc hạt có thể sản sinh ra các lỗ đen ổn định và ngay cả khi làm được điều đó, các lỗ đen cũng không thể hút vật chất theo cách tiềm tàng đe dọa hành tinh.

(Theo VietnamNet)

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Vũ Trụ Phần 1 Tập 5 - Mặt Trăng

The Universe Season 1 Episode 05 - The Moon
The Universe season 1

Nội dung: Tập 5 - Mặt Trăng vai trò của Mặt Trăng như thế nào đối với Trái Đất. Kế hoạc của Nasa để thiết lập một căn cứ lâu dài trên Mặt Trăng...

Xem Online:


Vũ Trụ Phần 1 Tập 4 - Sao Mộc: Hành tinh khổng lồ

The Universe Season 1 Episode 04 - Jupiter: The Giant Planet

Sao Mộc

Nội dung: Tập 4: Sao Mộc - Hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời...


Xem Online:


Thiên nhiên kỳ thú, phần 1

Dù vô tình hay cố ý thì những ảnh sau có thể sẽ khiến bạn yêu thiên nhiên hơn :))
So cool!
Có gì hot

So sexy!

OMG!
Add caption

WTF
(Nguồn: Sưu tầm)

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Thực vật và sự sống ngoài hành tinh

Bạn có thể đã học về tất cả thế giới thực vật phức tạp - có thể hiểu rõ về thực vật trên Trái Đất. Vậy còn sự sống ngoài hành tinh và hệ thực vật sẽ trông như thế nào?

Màu sắc chủ đạo của thực vật ngoài hành tinh sẽ khác màu xanh lá cây. - Space
Nếu các loài cây được tìm thấy trên một hành tinh khác, chúng có thể trông rất khác biệt nếu so sánh với thực vật trên Trái Đất. Một số nhà sinh vật học vũ trụ nghĩ rằng các loài thực vật trên hành tinh khác sẽ có màu sắc chủ đạo khác so với màu xanh lá cây.
(Theo Space)

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Ảnh đẹp thiên văn Valentine

1. Trái tim của Mặt Trời.

Trái tim Mặt Trời
Cơ quan vũ trụ châu Âu tặng bạn đọc của mình để họ gửi tới bạn bè, người yêu dịp lễ tình yêu - Valentine. Bức ảnh cho thấy lửa từ Mặt Trời có hình trái tim được chụp bởi tàu vũ trụ SOHO.

2. Đám mây phân tử khổng lồ

Đám mây phân tử
Nhà thiên văn học Adam Block của Mount Lemmon SkyCenter đã chụp được đám mây phân tử của chòm Kim Ngưu vào 13/01/2014. Một đám mây phân tử chứa các phân tử, hydro và heli thông thường, mà nó có thể kết hợp lại tạo thành ngôi sao.

3. Tinh cầu bao quát

Cụm tinh cầu Terzan 7
Cụm tinh cầu Terzan 7 bao gồm một bóng dày đặc của các ngôi sao liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn. Nó chỉ nằm cách 75.000 năm ánh sáng bên kia dải Ngân Hà của chúng ta. Terzan 7 từng thuộc về một thiên hà nhỏ gọi là Sagittarius Dwarf Galaxy - Thiên hà lùn Nhân Mã , một mini- thiên hà được phát hiện vào năm 1994. Thiên hà này đang bị va chạm và hấp thụ bởi dải Ngân Hà lớn hơn rất nhiều, và dường như thiên hà của chúng ta đang bắt cóc cụm sao này. Các nhà thiên văn học đã khám phá ra được tất cả các ngôi sao trong Terzan 7 hình thành cùng một thời gian, cách đây khoảng 8 tỉ năm, độ tuổi trẻ bất thường của một cụm sao.

4.  Mùa xuân đến

Mùa xuân đang đến
Ở tỉnh Vân Nam, đông nam Trung Quốc, cái lạnh băng giá dường như xuyên vào dải Ngân Hà trước khi bình mình xuất hiện vào ngày 04/01, ngày lập xuân - khi Mặt Trời chính xác ở kinh thiên 315 độ. Nhà nhiếp ảnh thiên văn học Jeff Dai đã chụp bức ảnh này ghi lại cảnh tượng như một biển mây bảo phủ trên ruộng bậc thang ở tỉnh Vân Nam.

5. Thành phố nào đây?

Thành phố ánh sáng chụp từ trạm vũ trụ quốc tế ISS
Nhà du hành vũ trụ Rick Mastracchio đã tweet bức ảnh này trên Tweetter của mình chụp được từ bên ngoài trạm không gian quốc tế ISS. Ông đã viết: "Đêm muộn ngang qua bầu trời đêm nước Mỹ. Thành phố ánh sáng. Đây là thành phố nào nhỉ?" Lượng lớn người theo dõi của ông đã đoán đây là thành phố Buffalo, phía bắc của NewYork.  

6. Vụ nổ mạnh

Vụ nổ mạnh trong Chamaelenon
 Kính thiên văn Hubble chỉ cho ta thấy một ngôi sao đang hình thành bên trong cụm mây Chamaeleon. Ngôi sao trẻ này đã thổi tung dòng cực mạnh các khí từ các cực của nó, tạo thành thiên thể được gọi là HH 909A. Đám mây Chamaeleon nằm trong chòm sao phía nam của Chamaeleon, cách Trái Đất 500 năm ánh sáng.

7. Thế giới quay tròn "vòng quanh các ngôi sao"

Bầu trời đêm dưới kỹ thuật time-lapse
Bức ảnh được tạo bởi Gavin Heffernan chụp ở gần công viên quốc gia Joshua. Tác giả đã sử dụng kỹ thuật time-lapse - trôi thời gian.  
 
(Theo Space)

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Issac Newton đã khám phá được những gì?

Issac Newton đã khám phá được những gì?

Issac Newton
Newton được biết đến như một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Mặc dù ông sống ở cuối những năm 1600, nhưng rất nhiều khám phá của ông vẫn ảnh hưởng đến chúng ta cho đến ngày nay. Một số người cho rằng ông là một trong những "sản phẩm tuyệt vời nhất của trí tuệ con người". Vậy ông đã khám phá ra được những gì?

Đóng góp lớn nhất của ông là trong các lĩnh vực khoa học, toán học. Newton đã khám phá ra rất nhiều định luật, lý thuyết không chỉ giúp mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về vũ trụ mà còn giúp các nhà khoa học tương lai "các công cụ" để khám phá vũ trụ. Ông đã khám phá ra lực hấp dẫn và thành lập được 3 định luật cơ học của vạn vật. Bằng việc liên kết với các khám phá của Johannes Kepler và các định luật chuyển động của hành tinh, ông đã hình thành nên cơ học cổ điển ở thời kỳ đầu của vật lý hiện đại. Đóng góp rất lớn của ông đã hoàn toàn chứng minh được mô hình thuyết nhật tâm lần đầu tiên được đề xuất bởi Copernicus. Newton cũng là người đầu tiên đề xuất bộ luật mô tả chuyển động của vạn vật trong vũ trụ. Điều này đã cơ bản giúp cho chúng ta hiểu được cách hoạt động của vũ trụ và tại sao nó lại như vậy. Với thời điểm của ông cũng như cho đến tận bây giờ thì đó là bước đột phát vĩ đại.

Khám phá của ông trong toán học cũng vô cùng quan trọng. Ông là người đã phát triển định lý nhị thức và là một trong hai người sáng tạo của giải tích. Những khám phá này tiêu biểu cho một bước nhảy vọt trong lĩnh vực toán học và khoa học cho phép tính toán mô hình chính xác hơn về các trạng thái của vũ trụ hơn bao giờ hết. Nếu không có những tiến bộ này trong toán học, các nhà khoa học không thể nào thiết kế được những "phương tiện" để đưa chúng ta và các máy móc vào trong vũ trụ. Giải tích giúp cho các nhà khoa học các công cụ để xây dựng các mô hình lý thuyết của trạng thái và giải thích cho rất nhiều thừa số. Những khám phá "cơ bản" này đã giúp cho các nhà khoa học như Einstein có thể có những khám phá thậm chí vĩ đại hơn như "Thuyết tương đối" và "Phản ứng hạt nhân". 
(Theo NASA)