Siêu Mặt Trăng đầu tiên của năm

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Ảnh sao băng 24/05/2014.

Nội dung: Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Siêu máy ảnh 1 tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế.

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra.

National Geographic Online

Watch National Geographic Online.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Vũ Trụ Phần 1 - Tập 3: Sự kết thúc của Trái Đất

The Universe Season 1 Ep 03: "End of the Earth" 

 Nội dung: Tập 3: Sự kết thúc của Trái Đất: Một cái nhìn tổng thể về viễn cảnh kết thúc của Trái Đất có liên quan đến các tiểu hành tinh, các tia Gamma. Mặt Trời sẽ làm tan chảy Trái Đất khi nó trở thành gã khổng lồ đỏ rực, kết thúc rực rỡ. Các nhà khoa học liệu có khả năng giải cứu Trái Đất khỏi thảm họa hành tinh này không?


Xem Online:


Những loài cây đáng sợ

Ngò tây khổng lồ, cây môm xôi hay thủy tùng là những loài cây có độc tố và những đặc tính kỳ lạ có thể khiến con người sợ hãi nếu vô tình tiếp xúc với chúng.

1. Cây bách xù

1-1301-1390467647.jpg
Cây bách xù có những thảm gai nhọn như các loại cây lá kim. Chính vì vậy nếu trồng chúng ở trong vườn, không ai có thể đi bộ, chơi đùa hay tắm nắng trên những thảm cây phủ kín mặt đất. Tuy nhiên, lá của loài cây này sẽ trở nên mềm hơn theo thời gian. 

2. Cây mâm xôi

mam+xoi.jpg
Cây mâm xôi mọc thành bụi và phát triển với độ cao vài mét, tạo thành những bụi gai tua tủa dày đặc như các hàng rào dây thép gai. Nhờ đặc điểm này, các bụi cây mâm xôi có thể trở thành hàng rào bảo vệ căn nhà khỏi sự xâm nhập của kẻ trộm.

3. Cây thủy tùng

3-8169-1390467647.jpg
Thủy tùng là loài cây có sức sống mãnh liệt và có độc tính mạnh. Hạt của loài này rất đắng và là bộ phận nguy hiểm nhất của cây. Người bị trúng độc có thể tử vong mà không có thuốc giải độc. 

4. Cây Manchineel

4-9929-1390467648.jpg
Manchineel hay còn gọi là "cây táo chết chóc". Manchineel có hình thù giống như các loại cây ăn quả bình thường, nhưng đây lại là một trong những loài cây có độc nguy hiểm nhất thế giới. Nhựa màu trắng của manchineel có độc tố mạnh đến mức có thể gây ra các vết phỏng rộp. Khói đốt loài cây này có thể gây mù. 

5. Ngò tây khổng lồ

Untitled-1-5739-1390467648.jpg
Ngò tây khổng lồ (giant hogweed) là một loài cây độc hại, chứa một loại chất độc bí ẩn. Nhựa cây trở thành chất độc khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, gây kích ứng nghiêm trọng cho người, để lại sẹo vĩnh viễn và thậm chí có thể gây mù nếu tiếp xúc với mắt.

6. Hoa xác chết

6-2694-1390467648.jpg
Khoảng vài chục năm, hoa xác chết của cây chân bê Titan lại nở một lần. Khi nở, hoa có mùi hôi thối như mùi thịt đang phân hủy. Mùi hương kỳ dị của loài hoa này chỉ thu hút một số loài côn trùng.
 (Theo VnExpress)

Vũ Trụ Phần 1 - Tập 2: Sao Hỏa, Hành Tinh Đỏ

The Universe Season 1 Ep 02: "Mars: The Red Planet"

  Nội dung: Tập 2: Hành tinh rất giống với Trái Đất - Sao Hỏa! Tàu thăm dò của Nasa đang tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa như thế nào? Và sự sống trên hành tinh này sẽ ra sao? Hãy cùng "Khám phá khoa học" tìm hiểu nhé.

 Xem Online:



Vũ Trụ Phần 1 - Tập 1: Những bí ẩn của Mặt Trời

The Universe Season 1 Ep 01 Secrets of the Sun

Nội dung: Tập 1 - Những bí ẩn của Mặt Trời. Một cái nhìn tổng quan Mặt Trời được hình thành như thế nào? Thành phần cấu tạo, cách thức mà nó tạo ra năng lượng....

Xem Online:


Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Tòa Nhà Chọc Trời Hình Tròn Ở Abu Dhabi

Tòa Nhà Chọc Trời Hình Tròn Ở Abu Dhabi -

Megastructures: Skyscraper In The Round




Giới thiệu: Đây là trụ sở Aldar tại Abu Dhabi và đi vào hoạt động từ năm 2010. Tòa nhà hình đồng xu là tòa nhà chọc trời hình tròn đầu tiên trên thế giới. Chiêm ngưỡng tòa nhà chọc trời hình tròn ở Abu Dhabi, Một tòa nhà tuyệt đẹp cực kỳ độc đáo tại Thành Phố Abu Dhabi nó mang ước mơ của xứ sở này nó như là cánh buồm hướng ra biển, mời các bạn khám phá công trình vĩ đại...



 

 


Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Hé lộ công nghệ "săn" các nền văn minh ngoài Trái đất

Quan sát một bức ảnh về Trái đất vào ban đêm, chúng ta sẽ thấy thế giới dường như đang tỏa sáng. Dựa vào thực tế đó, các nhà khoa học đang bắt đầu tìm kiếm các dấu hiệu về những nền văn minh tiên tiến ngoài Trái đất nhờ ánh sáng phát tỏa, thông qua công nghệ thường dùng để thu thập năng lượng từ một ngôi sao hoặc thậm chí cả một thiên hà.

Năm 1960, nhà toán học kiêm chuyên gia vật lý lý thuyết Mỹ Freeman Dyson là người đầu tiên từng đề xuất ý tưởng rằng, các nền văn minh tiên tiến ngoài Trái đất có thể phát triển công nghệ bao quanh một ngôi sao và thu hoạch hầu hết sức mạnh của nó, một cấu trúc được gọi là "quả cầu Dyson". Nếu những thiên thể này thực sự tồn tại, các nhà thiên văn học có thể phát hiện nhiệt do chúng thải ra bằng cách sử dụng kính thiên văn quan sát không gian bằng ánh sáng hồng ngoại.
"Điểm mấu chốt là tìm kiếm những người ngoài hành tinh không muốn giao tiếp (với chúng ta) ... Họ chắc chắn phải tỏa ra nhiệt thải. Cách duy nhất để làm điều đó là phát tỏa rất nhiều bức xạ hồng ngoại", ông Dyson nhận định. 




Hiện, các nhà thiên văn học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) đang bắt đầu thu hẹp nghiên cứu về những quả cầu Dyson. Tuy nhiên, theo ông Dyson, nghiên cứu mới ở giai đoạn sơ khai và có thể mất tới hàng trăm năm. 
 
Phương pháp mới săn lùng trí tuệ ngoài hành tinh 

Phần lớn việc tìm kiếm trí tuệ ngoài Trái đất (SETI) đang tập trung vào việc lắng nghe các tín hiệu radio do một nền văn minh xa lạ nào đó gửi đi, như mô tả trong bộ phim khoa học viễn tưởng "Contact". Tuy nhiên, cách tiếp cận này giả định rằng, người ngoài hành tinh muốn giao tiếp với con người. Các quả cầu Dyson có thể khắc phục nhược điểm của cách làm này, vì ngay cả một nền văn minh không chủ động giao thiệp với bên ngoài cũng sẽ phát tỏa nhiệt thải.

Chuyên gia vật lý thiên văn Nga Nikolai Kardashev đã phân loại các nền văn minh lâu đời thành 3 loại: những nền văn minh kiểm soát các nguồn tài nguyên của một hành tinh (loại I), của một ngôi sao (loại II), hoặc của một thiên hà (loại III). Một quả cầu Dyson đại diện cho nền văn minh loại II.
Một phần của bộ phim "Star Trek: The Next Generation" ("Du hành giữa các vì sao: Thế hệ mới") đã khắc họa cảnh phi thuyền Enterprise hồi đáp một tín hiệu cấp cứu từ một tàu vận tải bị đâm vào lớp vỏ ngoài của một quả cầu Dyson. Dẫu vậy, bản thân chuyên gia Dyson cũng chưa bao giờ mường tượng cấu trúc như một quả cầu rắn đặc.



"Nó rốt cuộc không phải là một quả cầu như chúng ta biết, mà chỉ là bất kỳ nơi nào những người ngoài hành tinh ngẫu nhiên tạo ra rất nhiều năng lượng", ông Dyson nói và mô tả cấu trúc của mình như là một "sinh quyển nhân tạo", có thể là một đám mây vật thể quay quanh một ngôi sao với khoảng cách đủ gần để hấp thụ tất cả ánh sáng sao. Theo ông, một quả cầu rắn đặc sẽ quá yếu để giúp trọng lượng của nó chống lại lực hấp dẫn của một ngôi sao.

Ông Dyson ước tính rằng, một nền văn minh ngoài Trái đất với nhiệt độ bề mặt khoảng 27 độ C sẽ phát ra bức xạ hồng ngoại ở bước sóng khoảng 10 micron (1 micron = 1/1.000.000 m). Bầu khí quyển Trái đất phát ra rất nhiều bức xạ trong khu vực này, do đó, một kính thiên văn đặt trong không gian sẽ làm việc tốt nhất. Tuy nhiên, khi Dyson đề xuất ý tưởng, công nghệ cần thiết vẫn chưa có.

Nỗ lực tìm kiếm các quả cầu Dyson

Sau đó, vào năm 1983, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã cho phóng Vệ tinh thiên văn hồng ngoại (IRAS), đài quan sát đầu tiên nhằm ghi lại hình ảnh toàn bộ bầu trời bằng ánh sáng hồng ngoại. Họ khám phá ra rằng, trong không gian có đầy rẫy các nguồn hồng ngoại, nhưng phần lớn trong số chúng là từ bụi ngân hà và những nguồn tự nhiên khác.

Gần đây, Richard Carrigan, nhà khoa học đang làm việc tại phòng thí nghiệm Fermilab (Mỹ) đã sử dụng IRAS để tìm kiếm các quả cầu Dyson. Theo ông, một quả cầu Dyson đóng vai trò như một "cơ thể đen", hấp thụ mọi bức xạ điện tử rơi vào nó và phát tỏa năng lượng phụ thuộc vào nhiệt độ. Một cơ thể đen trông giống như bụi vũ trụ trong ánh sáng hồng ngoại, nhưng có khác biệt về quang phổ. 

Ông Carrigan đã đo quang phổ hồng ngoại bằng quang phổ kế của IRAS, nhưng chỉ phát hiện một vài vật thể trong khoảng cách vài trăm năm ánh sáng với Trái đất, có thể là các quả cầu Dyson. (Một năm ánh sáng bằng khoảng 9,5 nghìn tỷ km). Chuyên gia này và các cộng sự cũng đã sử dụng mạng ăng-ten Allen của Viện SETI để săn lùng các tín hiệu radio phát ra từ những vật thể đó, nhưng không thu được gì.

Điều gì xảy ra nếu các nền văn minh ngoài hành tinh đã phát triển những quả cầu Dyson hút năng lượng của cả một thiên hà? Ông Carrigan đã thử tìm kiếm các thiên hà - cầu Dyson như vậy vì đó là đối tượng dễ phát hiện nhất. Hiện Jason Wright, nhà vật lý thiên văn thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), đang làm điều tương tự với kính viễn vọng không gian WISE của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ.

Nếu các nhà thiên văn học tìm thấy dấu hiệu của những quả cầu Dyson hoặc bất kỳ công nghệ ngoài Trái đất nào khác, nó sẽ kích hoạt một nỗ lực toàn cầu để quan sát chúng bằng những dụng cụ thiên văn khác nhau. Lúc đó, ngay cả khi giới nghiên cứu không phát hiện các nền văn minh ngoài hành tinh, cuộc tìm kiếm có thể mang tới những khám phá vật lý mới mẻ, thú vị.
 (Theo VietNamNet)

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Naked Science: Hệ Mặt Trời sinh ra như thế nào?

(Khám phá khoa học) Hệ Mặt Trời đã sinh ra như thế nào? Một vụ nổ cực kỳ ngoạn mục đã sinh ra không gian và thời gian....

Vũ nổ lớn.
Video: 


Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Việt Nam đón mưa sao băng đầu tiên của năm 2014

Quadrantids - một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 4/1 với số sao băng lên tới 50 vệt/giờ.

Vùng trời chứa chòm sao tâm điểm của trận mưa sao Quadrantids. Ảnh: NASA/Stardex/HAAC.

 Thời gian diễn ra mưa sao Quadrantids là từ ngày 28/12 đến 12/1 hàng năm, và cực điểm thường khoảng ngày 3-4/1. Theo dự đoán, Đông Á là khu vực quan sát tốt nhất trận mưa sao băng này trong khoảng vài giờ trước rạng sáng (2h-5h sáng).
Tại Việt Nam, thời điểm quan sát tốt nhất là từ sau nửa đêm tới rạng sáng ngày 4/1. Người xem nên nhìn về vùng trời hướng đông - đông bắc.
Năm nay, mặt trăng sẽ lặn sớm và hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều tới khả năng quan sát các vệt sao. Tuy nhiên, theo anh Đặng Tuấn Duy, thành viên Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) thì ở Việt Nam việc quan sát gặp chút khó khăn. Nguyên nhân là lúc cực điểm thì tâm điểm của trận mưa sao băng chưa lên đủ cao so với chân trời để có điều kiện quan sát thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, cực điểm của trận mưa này diễn ra chỉ trong vài giờ, nên người xem cần tranh thủ thời gian để chiêm ngưỡng được như ý muốn.
Cũng theo Tuấn Duy, tại các nơi quan sát gần xích đạo trên bắc bán cầu như Việt Nam, hay ở địa điểm xa các nơi vĩ độ Bắc cao thì tần suất các vệt sao băng chỉ khoảng 30-50 vệt/h, còn ở phía nam xích đạo rất khó quan sát mưa sao Quadrantids. Trong khi ở điều kiện quan sát tối ưu thì có thể lên đến 80-120 vệt sao băng/giờ.
Mưa sao băng Quadrantids diễn ra khi Trái đất trên quỹ đạo của nó đi ngang qua vùng đá bụi vật chất để lại bởi tiểu hành tinh 2003 EH1 (được quan sát lần đầu năm 1825, theo NASA). Dựa theo một số nghiên cứu, vật thể này có thể là một trong các mảnh còn sót lại của một sao chổi khi nó vỡ tan hàng thế kỷ trước, có thề là sao chổi C/1490 Y1.
Hầu hết các trận mưa sao băng được đặt tên theo các chòm sao mà có chứa tâm điểm xuất phát của chúng. Nhưng mưa sao băng Quadrantids được đặt tên từ một chòm sao hiện không còn tồn tại - chòm sao Quadrans Muralis, chòm sao Thước đo góc đỡ trên tường (Wall quadrans). Đây là một dụng cụ được dùng bởi các nhà thiên văn học xa xưa để đo đạc vị trí các sao trên bầu trời.

 (Theo VnExpress)

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Earth Under Water in Next 20 Years (HD) - National Geographic

Earth Under Water Next 20 Years

It’s happened before, and it will happen again! With the worlds icecaps melting at record speeds, many of the leading climatologists believe it’s not a matter of will sea levels will rise, but when and how fast. Holding off the sea will be a large industry in the coming decades. On this documentary below you will see what our future “Water World” will be like. Some of Antarctica’s ice sheets are 2 miles thick and contains over 90% of the earths Ice, enough to raise the sea levels 250 feet. This video below takes a stark look at the coming reality of rising oceans and clues from the past that show what our last “water world” looked like and what we can expect when history repeats itself.