Siêu Mặt Trăng đầu tiên của năm

Hãy sẵn sàng cho siêu Mặt Trăng lần này nào. Một trong những lần trăng tròn lớn nhất trong năm - được gọi là "Siêu Trăng" sẽ thắp sáng bầu trời đêm thứ 7 này (12/07) và là lần đầu của 3 lần siêu trăng trong mùa hè này.

Ảnh sao băng 24/05/2014.

Nội dung: Sao chổi 209P/LINEAR đã tạo ra trận mưa sao băng vừa qua vào ngày 24/05. Nơi quan sát lý tưởng là tại Canada và phần lục địa của nước Mỹ

Siêu máy ảnh 1 tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế.

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra.

National Geographic Online

Watch National Geographic Online.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Loại ớt cay nhất trên Trái Đất


Loại ớt cay nhất thế giới hiện nay là giống ớt Carolina Reaper của Mỹ, có sức "tấn công" tương đương với bình xịt hơi cay chuyên dụng của cảnh sát.
 
Ớt Carolina Reaper hiện là loại cay nhất trên Trái Đất. (Ảnh: theatlantic.com)
Theo sách kỷ lục thế giới Guinness, tính đến thời điểm hiện tại, giống ớt Carolina Reaper của ông Ed Currie là loại cay nhất trên Trái Đất.
Trên thang đo độ cay Scoville, lứa ớt Carolina Reaper có độ cay trung bình là 1.569.300 đơn vị, trong đó có một số quả độ cay lên tới 2,2 triệu. Trong khi đó, độ cay của súng hơi cay chuyên dụng là 2 triệu đơn vị Scoville.
Mức độ "nguy hiểm" của Carolina Reaper đã được một nhóm sinh viên thuộc Đại học Winthrop nghiên cứu trong chương trình học.
Cliff Calloway, giáo sư tại Đại học Winthrop đồng thời là người hướng dẫn nghiên cứu, cho biết việc xác định nồng độ cay của ớt dựa trên phân tích một hợp chất hóa học tên gọi capsaicinoids có trong loại gia vị thiên nhiên này. Độ cô đặc của hợp chất này càng cao, độ cay của ớt càng mạnh.
Các nhà khoa học tính toán độ cay bằng cách tách hợp chất capsaicinoids khỏi quả ớt, sau đó sử dụng phép ghi sắc dung dịch để kiểm tra khối lượng chính xác của hợp chất. Kết quả sau đó sẽ được chuyển đổi sang thang Scoville dựa theo một công thức có sẵn.
Ed Currie là người đứng đầu công ty PuckerButt Pepper, đã dành phần lớn cuộc đời mình để tìm kiếm và lai tạo giống những loại ớt cay nhất thế giới.
Kỷ lục thế giới mới của Currie đã gây chấn động không nhỏ trong giới nông dân trồng ớt, tạo ra một cú huých mới vào cuộc chiến tạo ra những loại ớt cay nhất thế giới. Ớt cay đang là mặt hàng có sức tiêu thụ cao ở Mỹ.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp nước này, trong chưa đầy 5 năm trở lại đây, lượng ớt tiêu thụ của người dân Mỹ đã tăng 8%.
(Theo TTXVN)

Các nhà khoa học cải thiện pin tốt hơn

Các nhà hóa học Nga cùng với đồng nghiệp Singapore và Israel đã chế tạo vật liệu mới để sản xuất cực dương cho pin natri-ion. 

Trong tương lai, natri giá rẻ và phong phú có thể thay thế lithium trong sản xuất pin hàng loạt. Phát minh này cũng hữu ích trong các ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp điện tử chế tạo máy tính xách tay và điện thoại thông minh.

Các nhà khoa học đã tìm cách cải thiện pin lithium-ion được sử dụng trong thiết bị điện tử. Vấn đề chính là trữ lượng lithium trên thế giới rất hạn chế, và sản xuất nó khá tốn kém. Các nhà khoa học từ Viện hóa cơ bản và Hóa vô cơ Matxcơva, thuộc Viện Khoa học Nga đã cùng với các chuyên gia Singapore và Israel tìm ra cách giải quyết. Họ đã phát triển anode-cực dương cho pin natri-ion. Các nhà khoa học chế tạo ra màng mỏng sulfua antimon, là cơ sở của anode.
Người ta dự đoán rằng pin natri sẽ rẻ hơn nhiều so với pin lithium. Bởi vì trên Trái đất nhiều có nhiều natri, cũng là kim loại cùng họ với lithium. Ví dụ, natri clorua (muối ăn) là một trong những hợp chất hóa học phổ biến nhất.
Trước đây không thể chế tạo pin natri vì các ion natri không được nhúng trong các điện cực than chì thông thường. Nhờ antimon sulfua, vấn đề này hiện đang được giải quyết. Các nhà nghiên cứu cho biết, công nghệ này không độc hại, chi phí thấp và không cần thiết bị đặc biệt phức tạp.
Công nghệ mới có một tương lai tuyệt vời vì natri có thể được chiết xuất từ muối ăn. Không phải ngẫu nhiên mà việc phát triển pin natri-ion cũng được tiến hành ở các nước khác, chẳng hạn như Đại học Khoa học Tokyo, Nhật Bản.
(Theo Khoa Học)

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Những hình ảnh không gian ấn tượng năm 2013

Tinh vân Orion, hai thiên hà va chạm nhau hay sao chổi thế kỷ ISON là những hình ảnh không gian ấn tượng được ghi nhận trong năm 2013.

Trái Đất được chụp từ không gian hôm 8/9, cho thấy không có bất kỳ một trận bão hay lốc xoáy xảy ra ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương. Ảnh: EPA
Một tàu vũ trụ của Nga được chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ở độ cao 320 km so với Trái Đất. Ảnh: NASA

Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 370.000 mảnh rác vũ trụ đang trôi nổi quanh quỹ đạo Trái Đất, di chuyển với tốc độ 22 m/h. Mỗi một quả cầu nhỏ trong bức ảnh hiển thị một vật thể đang tồn tại trong không gian và quay quanh Trái Đất. Ảnh: Michael Najjar


Thiên hà M81 và M82, nằm cách Trái Đất 12 triệu năm ánh sáng. Ảnh: Royal Observatory

Dải Ngân hà uốn theo hình vòng cung, bên trên một ngọn hải đăng ở Cape Palliser, New Zealand. Royal Observatory

Đợt bùng phát dữ dội của mặt trời, với độ mạnh cấp X, tức là cấp mạnh nhất. Ảnh: NASA

Vẻ đẹp của tinh vân Orion. Ảnh: Royal Photographic Society
Hiện tượng vận động năng lượng trên bề mặt của Mặt Trời. Ảnh: Barcroft India

Sao chổi thế kỷ ISON được quan sát hôm 27/11. Ảnh: NASA

Vụ va chạm của hai thiên hà được kính viễn vọng không gian Hubble của NASA ghi lại. Ảnh: NASA
(Theo VnExpress)

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Sọc trên mình ngựa vằn được giải mã

Những đường kẻ sọc sẽ giúp bảo vệ ngựa vằn khỏi các loài động vật ăn thịt nhờ tạo ra ảo ảnh quang học.

Ngựa vằn có sọc kẻ đen và sọc kẻ trắng xen kẽ lẫn nhau. Ảnh: JGoldizen
Sau khi sử dụng mô hình máy tính nghiên cứu, các nhà khoa học từ trường đại học Queensland, Australia phát hiện ra sọc ngựa vằn có thể tạo ra ảo ảnh quang học khi con vật di chuyển, giúp nó tránh khỏi sự tấn công của nhiều loại động vật ăn thịt và côn trùng sống ký sinh. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Zoology, BBC đưa tin.
Giới khoa học trước đó cho rằng, sọc ngựa vằn có chức năng truyền tín hiệu xã hội, ngụy trang vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn trong môi trường đồng cỏ.
Trong nghiên cứu lần này, giáo sư Johannes Zanker của Đại học London, Anh và đồng nghiệp xem xét quá trình ngựa vằn gây nhầm lẫn cho kẻ thù ăn thịt và động vật ký sinh dựa trên việc phân tích hình ảnh, các đoạn băng video.
Kết quả cho thấy, khi ngựa vằn di chuyển sẽ tạo ra cảm nhận thông tin sai lệch cho người xem. Con người và nhiều loài động vật khác có hệ thần kinh phát hiện chuyển động dựa trên đường nét vật thể nên dễ bị hiểu nhầm, đánh giá sai chuyển động của con vật. Ví dụ, khi quay bánh xe cùng chiều kim đồng hồ đạt đến một tốc độ nào đó, con người có cảm giác bánh xe quay theo chiều ngược lại.
“Các sọc chéo rộng bên hông, đường kẻ sọc hẹp trên lưng và cổ ngựa vằn gây ra ảo giác cho người xem khi con vật di chuyển, đặc biệt trong một đàn ngựa vằn lớn. Điều này giúp đánh lạc hướng động vật ăn thịt, làm sai lệch quá trình tiếp cận của động vật ký sinh”, Martin, tiến sĩ tại Đại học Queensland, Australia nói.
Ông cũng cho biết thêm: “Kết quả thu được có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu khuôn mẫu ở động vật, rất nhiều loài cá trinh nữ hay rắn cũng sử dụng màu sắc cơ thể để lẩn trốn. Con người có thể áp dụng vào để ngụy trang tàu chiến hoặc dàn trận trên quy mô lớn”.

 

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Những lối sống kỳ lạ của loài nhện

Lối sống kỳ lạ của nhện
Reviewed by Blue Whale on 2013-22-12
Rating: 4.5

Con đực ăn thịt con cái, sống cùng thành nhóm như gia đình hay biết phân chia công việc, chia sẻ nơi kiếm mồi là những lối sống đặc biệt và kỳ lạ của loài nhện.

1. Nhện đực ăn thịt nhện cái
Nhện đực ăn thịt nhện cái
Thông thường nhện cái sẽ ăn nhện đực sau khi giao phối. Tuy nhiên, có khoảng 20% các cuộc giao phối của loài nhện Micaria sociabilis trong đó con đực thường nhuốt chửng con cái. Các con đực thường ăn những con cái đã già và tha cho những con trẻ có nhiều khả năng sinh sản hơn.
2. Nhện con ăn thịt nhện mẹ

Để đảm bảo cho khả năng sống sót của nhện con, những con nhện mẹ thuộc loài Amaurobius ferox sẽ hiến mạng để bầy con ăn thịt.
Một loài khác nhện khác có hành vi tương tự là Stegodyphus lineatus. Sau khi đẻ con, nhện mẹ nuôi con trong 2 tuần bằng chất lỏng dinh dưỡng. Khi bầy con lớn hơn và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, thức ăn lúc này của chúng là nhện mẹ.
3. Sống chung như gia đình

Loài nhện Amblypygi thích sống cùng nhau thành nhóm như một gia đình. Khi bị tách ra riêng rẽ, các con nhện sẽ tìm cách để quay về nhóm của chúng. Các thành viên trong gia đình nhện Amblypygi thường giành thời gian để vuốt ve nhau và có hành động công kích đối với các con nhện khác. Theo các nhà khoa học, lối sống này có thể giúp chúng tránh nguy cơ bị kẻ thù tấn công và cho phép nhện mẹ bảo vệ con.
4. Nhện đực bảo vệ con

Trong một số loài nhện, con đực sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ tổ khi con cái đẻ trứng. Nhiệm vụ của con đực sẽ là hạn chế sự xâm hại các loài kiến, xây tổ và dọn sạch nấm. Các nhà khoa học cho rằng những con nhện đực chịu trách nhiệm bảo vệ tổ sẽ có cơ hội sống sót cao hơn so với những con đực khác, bởi chúng có thể thoát khỏi kẻ thù từ chất nhầy mà con cái tiết ra.
5. Phân chia công việc hợp lý

Để sinh tồn trong tự nhiên, mhện Stegodyphus sarasinorum có cách tổ chức khu vực sinh sống thông qua hình thức giao việc cho các con nhện thành viên, tương xứng với đặc điểm tính cách riêng. Sau thí nghiệm kiểm tra và phân tích, các nhà khoa học nhận thấy những con nhện gan dạ và táo bạo hơn sẽ được giao nhiệm vụ kiểm tra con mồi bị dính bẫy trên mạng.
6. Thu hút bạn tình qua cử chỉ

Để gây ấn tượng và thu hút các đối tượng, con đực thuộc loài nhện sói thường tạo ra các cử động đặc biệt như giơ càng, giơ chân. Phương pháp này được thực hiện hiệu quả nhất ở những nơi rậm lá. Ngoài ra, chúng còn có thể sao chép hành vi giao phối của các con đực khác để tăng khả năng thành công.
7. Nhện khác loài sống cùng nhau

Rất hiếm khi các con nhện khác loài sống cùng với nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện hai loài nhện khác nhau bắt nguồn từ chi Chikunia có thể sống chung với nhau trong một tập thể. Chúng không kiếm ăn cùng nhau, cũng không thực hiện giao phối, mà mục đích của lối sống này là nhằm hỗ trợ nhau chăm sóc con cái.
8. Chia sẻ nơi kiếm mồi

Vào ban đêm, các con nhện Araneidae thường giăng mạng nhện để bắt côn trùng. Nếu một con nhện khác đến gần để chia sẻ chỗ săn mồi, con nhện sẽ đuổi nó đi. Tuy nhiên nếu các vị trí tốt để săn mồi đã bị chiếm hết, một con nhện có thể chia sẻ chỗ “làm ăn” của nó với các con khác.
9. Tặng quà để duy trì sống sót

Trong thế giới của nhện, con cái thường ăn con đực sau khi chúng giao phối. Để duy trì khả năng sống sót, con nhện đực thuộc loài Pisauridae sẽ tặng cho con cái một món quà là xác côn trùng được bọc trong tơ nhện. Chúng hy vọng con cái sẽ hài lòng và không ăn con đực sau giao phối. Tuy nhiên, đôi khi những món quà chỉ là xác côn trùng rỗng hoặc vật cùng kích cỡ được quấn bằng tơ nhện.
10. Nhện hút máu thích ở trong tất bẩn

Khi phát hiện một con muỗi vừa hút máu người, nhện hút máu Evarcha culicivora sẽ tấn công và bắt nhanh chóng bắt ngay con muỗi. Theo các nhà khoa học, đây là loài nhện biết lựa chọn con mồi dựa trên nguồn thức ăn của con mồi đó. Theo đó, loài nhện này thích tìm đến những nơi có mùi của người, như các đôi tất đã qua sử dụng. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu này có thể được áp dụng để giảm số lượng muỗi truyền bệnh sốt rét.
(Theo VnExpress)

The Power Of The Planet, Ep 2 Atmosphere

Sức Mạnh Của Hành Tinh - Tập 2: Atmosphere - Bầu khí quyển

Atmosphere Layer
Bạn không thể nhìn thấy nó, bạn không thể nếm nó, bạn không thể ngửi thấy nó, bạn cũng không thể chạm vào nó được, nhưng nếu không có nó gần như mọi sự sống trên Trái Đất sẽ không tồn tại được. Bầu khí quyển là lớp bảo vệ của Trái đất , tránh được các tia vũ trụ gây tổn hại và cung cấp oxy cho sự sống mà con người phụ thuộc vào cho cuộc sống...


Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Đun sôi nước tới 600 độ C chỉ trong... một phần ngàn tỷ giây!

Mới đây, các nhà khoa học tại Đức đã tìm ra cách làm cho nước đạt nhiệt độ cực cao chỉ trong vòng chưa đầy một cái chớp mắt.

Trong một báo cáo khoa học vừa công bố gần đây, các nhà nghiên cứu tại Hamburg, nước Đức cho biết họ đã tìm ra một cách khiến cho phân tử nước đạt tới nhiệt độ 600 độ C chỉ trong thời gian rất ngắn, một phần nghìn tỷ giây (1 pico giây hay 1 ps). Để dễ hình dung, nếu như một pico giây có thời gian tương đương 1 giây, thì 1 giây sẽ kéo dài tới gần 32.000 năm!

Để làm được điều này, các nhà khoa học cần sử dụng một tia đặc biệt, đưa một electron qua một đoạn đường zic-zac, khiến cho nó phát ra một sóng điện từ, với tần số lên tới mức terahertz. Khi sóng điện từ này va chạm với phân tử nước, nó sẽ làm cho phân tử nước dao động liên tục, và làm tăng nhiệt độ một cách đột ngột. Khi đó, cấu trúc hydro của phân tử nước sẽ bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một cấu trúc hỗn độn như hình dưới, nhưng lại vẫn giữ được mật độ đủ cao để tạo thành dạng lỏng của nước.
Sau khi được kích thích, phân tử nước sẽ có cấu trúc hỗn độn như thế này
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nghiên cứu dựa trên những phát triển lý thuyết, và được giả lập bằng các siêu máy tính, dựa trên lượng nước chỉ là một phần tỷ lít nước. Để có thể thực sự theo dõi các phản ứng trong thí nghiệm, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng các máy X-quang với bước sóng siêu ngắn. Những cơ sở trang thiết bị này mới đang trong quá trình xây dựng, và có lẽ tới năm 2015 thì các thí nghiệm đầu tiên mới có thể được tiến hành.
(Theo VnReview)

Biến tảo thành dầu thô sinh học trong 60 phút

Các nhà khoa học Mỹ mới đây giới thiệu kỹ thuật chế biến dầu thô sinh học từ tảo trong vòng 60 phút, nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí đáng kể.

Các đám tảo qua quá trình xử lý bằng công nghệ mới sẽ được chuyển thành nhiên liệu dầu thô sinh học trong vòng một giờ. Ảnh: Pacific Northwest National Laboratory
Theo các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Mỹ  Pacific Northwest (PNNL), hệ thống sản xuất dầu thô sinh học được thiết kế với khả năng hoạt động liên tiếp, với nhiệt độ lên đến 350 độ C và áp suất khoảng 1.360 kg/6 cm2.
NBC News dẫn lời Douglas Elliott, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết các công nghệ đặc biệt của hệ thống sẽ tách dầu thô sinh học và các nhiên liệu khác ra khỏi nước. Sau một giờ, dầu thô sẽ được tách ra từ nước và chảy ra một đường ống khác.
Loại dầu thô sinh học này sau đó có thể được làm sạch và tạo thành hydrocarbon dạng lỏng, trở thành nhiên liệu sử dụng thay thế khí gas, dầu diesel và nhiên liệu dùng cho máy bay, vốn được tạo ra từ dầu mỏ như hiện nay.
Bước xử lý nước sẽ phục hồi khí metan, một loại khí tự nhiên cơ bản, từ lượng tảo còn sót lại. Phần nước giàu nitơ và photpho còn lại có thể được tái chế để nuôi tảo. Điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí hơn nữa.
Quá trình hình thành dầu thô trong tự nhiên dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ như thực vật và tảo phải trải qua hàng triệu năm. Với phương pháp của nhóm nghiên cứu của PNNL, việc tạo ra dầu thô sinh học sẽ tiết kiệm thời gian đáng kể.
Ngoài ra, quá trình này cũng sẽ tiết kiệm chi phí do sử dụng tảo ướt, một điểm khác biệt với các quá trình hiện nay đó là dùng tảo sấy khô. Quá trình sấy khô tảo sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng, do đó chi phí sản xuất sẽ cao hơn.
(Theo VnExpress)

Earth: The Power of the Planet - Ep1: Volcanoes

The Power of the Planet - Sức mạnh của hành tinh


Tập 1: Vocalno - Núi lửa

Hành trình đến tận cùng của vũ trụ - Journey to the edge of the Universe HD

Phim khoa học: Hành trình đến tận cùng của vũ trụ

Thế giới của chúng ta, ấm áp, thoải mái và thân quen. Nhưng ta sẽ băn khoăn nếu nhìn lên bầu trời: chúng ta có ở một vị trí đặc biệt trong vũ trụ? Hay ta chỉ là thoáng qua? Vũ trụ chào đón hay chống lại chúng ta? Ta cứ đứng mãi đây và tự hỏi hay ta sẽ khởi hành chuyến thám hiểm cuối cùng? Để khám phá các kỳ quan, đối mặt với nỗi sợ hãi, những thế giới mới xinh đẹp, thế lực tối hung bạo, sự khởi đầu của thời gian, thời khắc của kiến tạo. Liệu ta có đủ can đảm để đi đến tận cùng? Hay ta sẽ quay về? Chỉ có một cách để biết: "Hành trình đến tận cùng của vũ trụ".








Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Phim khoa học: NHỮNG BÍ ẨN CỦA DẢI NGÂN HÀ

Những bí ẩn của dải Ngân Hà

Những chiếc kính viễn vọng công nghệ cao như kính thiên văn Hubble giúp chúng ta trở lại quá khứ, trở lại ngày sinh của vũ trụ, giúp chúng ta thấy được những đám mây khổng lồ nơi các vì sao và các hành tinh được sinh ra. Mỗi một chiếc kính viễn vọng mới lại có một cách nhìn mới về vũ trụ Chúng ta lại biết được những điều mới mẻ trong vũ trụ bao la.
Dải Ngân Hà - Milky Way
Trong sự choáng ngợp của không gian, giờ đây chúng ta có thể quan sát được những ngôi sao đang nổ tung, những dải Ngân Hà va chạm và sự dữ dội của những hố đen vũ trụ. Chúng ta hãy cùng khám phá những bí ẩn của dải Ngân Hà...

Núi lửa lớn nhất châu Âu phun trào dữ dội

Đợt phun trào dữ dội nhất trong nhiều tháng qua của núi lửa Etna, ngọn núi lửa đang hoạt động và lớn nhất châu Âu, khiến nhiều chuyến bay bị trì hoãn.

Các tiếng nổ lớn từ miệng núi lửa báo hiệu đợt phun trào dữ dội được ghi nhận từ hôm 15/12, trước khi những dòng nham thạch phun trào từ độ cao 3.000 m. Núi lửa Etna nằm trên đảo Sicily, Italy. Ảnh: EPA
Núi lửa phun trào tạo ra những đám tro bụi lớn, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và khiến sân bay ở Catania ở phía đông đảo Sicily phải ngưng hoạt động. Một sân bay nhỏ hơn ở Comiso, đông nam hòn đảo cũng phải đóng cửa. Trong đó 21 chuyến bay từ Catania phải hủy lịch trình và 26 chuyến bay khác phải bay tới các địa điểm thay thế. Trong ảnh là bản đồ đảo Sicily, miền nam Italy. Ảnh: Wikicommons

Núi lửa phun trào kéo theo những tiếng nổ rung trời và những dòng nham thạch bắn lên cao như một đài phun nước lớn. Ảnh: Corbis
Trong khi núi lửa phun trào, một số trận động đất nhỏ cũng được ghi nhận tại khu vực này. Ảnh: EPA
Các đợt phun trào dung nham của ngọn núi lửa này đã kéo dài trong nhiều tháng qua. Ảnh: Corbis


Tuy nhiên, đây được coi là đợt phun trào núi lửa lớn nhất và dữ dội nhất. Ảnh: AP
Các dòng nham thạch nóng đỏ bắn lên từ miệng núi lửa làm sáng cả một vùng trời. Ảnh: Corbis

Các quan chức địa phương cho biết, mặc dù núi lửa phun trào dữ dội nhưng không gây nguy hiểm đến người dân ở khu vực xung quanh và họ không phải sơ tán. Ảnh:Corbis

Đây là ngọn núi lửa hoạt động lớn nhất ở châu Âu, đồng thời là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất và có khung cảnh đẹp nhất của thế giới. Ảnh: Corbis


Đây là ngọn núi lửa hoạt động lớn nhất ở châu Âu, đồng thời là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất và có khung cảnh đẹp nhất của thế giới. Ảnh: Corbis

(Theo VnExpress, BBC)

Siêu máy ảnh một tỷ pixel rà soát nguy cơ tận thế

Máy ảnh với độ phân giải một tỷ pixel trên kính thiên văn Gaia sẽ giám sát những tiểu hành tinh có khả năng lao vào trái đất, cảnh báo nhân loại những mối nguy từ không gian.
CNN đưa tin, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phóng kính thiên văn không gian Gaia vào quỹ đạo từ trung tâm vũ trụ Guyana của Pháp trong ngày 19/12. Nó sẽ rà soát những vật thể lang thang trong Thái Dương Hệ, đồng thời lập bản đồ 3D chi tiết dải Ngân Hà.
Gaia trong dải Ngân Hà - Ảnh: ESA
Hãng Astrium chế tạo Gaia theo đơn đặt hàng của ESA. Nhà sản xuất mô tả, máy chụp ảnh một tỷ pixels của Gaia có thể đo chiều rộng của một sợi tóc ở khoảng cách 1.000 km, tương đương việc xác định kích thước của một người đang đứng trên mặt trăng.
Khi hoạt động, Gaia sẽ lập bản đồ 3D dải Ngân Hà, đo đạc khoảng cách chính xác từ trái đất tới khoảng một tỷ ngôi sao. Ngoài ra, nó sẽ nghiên cứu khoảng mộttriệu chuẩn tinh ngoài thiên hà của chúng ta và xác định 250.000 vật thể lang thang trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả sao chổi và tiểu hành tinh có khả năng đe dọa địa cầu.
Nghiên cứu tiểu hành tinh và sao chổi lang thang trong hệ mặt trời giúp giới khoa học dự báo trước những thảm họa tương tự vụ nổ thiên thạch ở Nga hồi tháng 2 vừa qua. Gaia, trị giá 1,3 tỷ USD, sẽ hoạt động ở độ cao 145 km so với mực nước biển. Nó sẽ ghi lại hình ảnh và quỹ đạo bay của những tiểu hành tinh nằm giữa trái đất và mặt trời, những thiên thể mà con người không thể theo dõi từ dưới mặt đất.
Vệ tinh Gaia sẽ cảnh báo các thiên thạch có khả năng va chạm với trái đất. Ảnh: Corbis.
Trên thực tế, bức xạ lớn từ mặt trời tạo ra điểm mù đối với hệ thống kính thiên văn quang học trên trái đất. Chúng không thể quan sát các tiểu hành tinh lang thang giữa trái đất và mặt trời. Một trong số đó là thiên thạch nổ trên bầu trời Chelyabinsk, Nga, làm hơn 1.500 người bị thương hôm 15/2 vừa qua. Vụ nổ tương đương 50 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki.
Các chuyên gia hy vọng trong quá trình hoạt động - kéo dài 5 năm - Gaia sẽ khám phá những điều quan trọng về các hệ sao, sao chổi trong hệ Mặt Trời, các tiểu hành tinh hay thậm chí các siêu tân tinh ở rất xa.

(Theo Trí thức trẻ)

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Video: LISA MISSION

Theo đó, bộ 3 tàu vũ trụ sẽ được phóng lên quỹ đạo theo đội hình và chúng sẽ nghiên cứu về sóng hấp dẫn nhằm một ngày nào đó có thể mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.


Video
The European Space Agency (ESA) has recently begun choosing candidates for the next large mission launch slots. The first step was the submission of white papers advocating science themes. Out of many candidates, ESA now selected two. 

"We had a difficult task in deciding which scientific themes to choose from all of the excellent candidates, but we believe that missions to study the hot, energetic Universe and gravitational waves will result in discoveries of the greatest importance to cosmology, astrophysics, and physics in general," says Catherine Cesarsky, chair of the Senior Survey Committee of the European Space Agency.


ESA sẽ thực hiện sứ mạng eLISA vào năm 2034

Vào năm 2034, cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ chính thức thực hiện sứ mạng eLISA. Theo đó, bộ 3 tàu vũ trụ sẽ được phóng lên quỹ đạo theo đội hình và chúng sẽ nghiên cứu về sóng hấp dẫn nhằm một ngày nào đó có thể mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Lịch sử của vũ trụ theo hiểu biết của chúng ta
Sóng hấp dẫn được dự đoán lần đầu tiên theo thuyết tương đối rộng của Albert Einstein cách đây gần một thế kỷ. Về cơ bản, sóng hấp dẫn khá giống với sóng âm thanh nhưng thay vì được truyền đi trong không khí, sóng hấp dẫn lại gợnsóng trong cấu trúc không gian/thời gian. Mặc dù đã được dự đoán và tìm kiếm trong nhiều thập kỷ qua nhưng chưa ai được tận mắt quan sát sóng hấp dẫn. Người ta vẫn cho rằng sóng hấp dẫn được tạo ra bởi tất cả các hiện tượng trong vũ trụ, chẳng hạn như sự sáp nhập của các hố đen, các ngôi sao khổng lồ và tiểu hành tinh xô đẩy lẫn nhau và thậm chí là vụ nổ Big Bang.
Điều khiến sóng hấp dẫn được các nhà khoa học quan tâm là không giống như ánh sáng, điện tử hay các loại lực khác, sóng hấp dẫn di chuyển mà không bị giao thoa. Bụi, khí và vệt sáng không tác động đến chúng, điều này có nghĩa các nhà thiên văn có thể sử dụng sóng hấp dẫn để tìm kiếm những thứ xa xăm hơn trong không gian sâu hay thậm chí trở về khoảng thời gian xa nhất có thể.

Nhóm nghiên cứu eLISA cho biết việc phát hiện và nghiên cứu về sóng hấp dẫn còn có thể mở ra những hiểu biết mới về năng lượng tối, các di vật của vũ trụ non trẻ (còn gọi là dây vũ trụ), các chuẩn tinh, cấu trúc của thiên hà Milky Way (thiên hà của chúng ta) và giúp mô tả chi tiết về lịch sử của các hố đen. Đây là một điều quan trọng bởi các nhà thiên văn tin rằng, tất cả các thiên hà sáng đều sở hữu những hố đen siêu lớn tại tâm của chúng, vì vậy tìm hiểu về hố đen sẽ giúp hiểu rõ hơn về sự tiến hoá của chính các thiên hà. Sóng hấp dẫn còn có thể mở rộng hằng số Hubble - một hằng số mô tả sự dãn nở của vũ trụ và cho phép thực hiện các nghiên cứu mới về thuyết tương đối rộng.
Vấn đề với sóng hấp dẫn là việc phát hiện các gợn sóng trong không gian-thời gian đòi hỏi những thiết bị có độ nhạy cực cao. Phương pháp được đưa ra là máy đo giao thoa laser, theo đó một tia laser sẽ được làm giao thoa với chính nó khi được truyền đi trong khoảng cách xa. Hình ảnh giao thoa sẽ cung cấp cho các nhà khoa học một công cụ để đo đạt những dịch chuyển trong không gian dù là nhỏ nhất. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ thuật đòi hỏi cự ly tính toán xa và độ ổn định gần như tuyệt đối.

Giao thoa kế laser trên eLISA
Những nỗ lực trước đây nhằm thăm dò sóng hấp dẫn từ Trái Đất không mang lại hiệu quả bởi đường cơ sở không đủ lớn và đặc biệt có quá nhiều chấn động xung quanh gây cản trợ hoạt động thăm dò. Vì vậy, sứ mạng eLISA sẽ bao gồm một phi đội 3 tàu vũ trụ và thực hiện hoạt động thăm dò từ không gian. 3 con tàu sẽ bay theo một đội hình chính xác để tạo nên một chiếc giao thoa kế Michelson khổng lồ trôi trong không gian với đường cơ sở lên đến 1 triệu km. Hệ thống này hoạt động bằng cách nhân biết sự thay đổi vi phân về chiều dài của các đường cơ sở khi những gợn sóng hấp dẫn kéo dãn và thu hẹp không gian-thời gian.
Những "con tàu khoa học" (theo cách gọi của nhóm nghiên cứu) và tải trọng của chúng được thiết kế đặc biệt để hoạt động của mỗi tàu không ảnh hưởng lẫn nhau. Mặc dù phải đến 20 năm nữa thì phi đội eLISA mới được phóng lên quỹ đạo nhưng thiết kế của hệ thống đo giao thoa, kính thiên văn và cảm biến tham chiếu hấp dẫn đã được lên kế hoạch và chuẩn bị trong suốt 1 thập kỷ qua.
eLISA sẽ bay quanh Mặt Trời tại điểm Lagrange 1 (L1 - điểm giữa Mặt Trời và Trái Đất nơi lực hấp dẫn được cân bằng, cho phép các vật thể đứng yên tại chỗ). Các tàu sẽ duy trì vị trí của chúng theo một đội hình tam giác gần đều, khoảng cách giữa các tàu từ 1 đến 5 triệu km. Qua đó, phi đội sẽ bay theo một quỹ đạo được gọi là "Cartwheel" xung quanh một tâm chung. Tàu có thể được giữ ở một khoảng cách không đổi so với Trái Đất và cho phép di chuyển ra xa tối đa 70 triệu km theo giới hạn giao tiếp giữa các tàu của eLISA.
Bên trong mỗi tàu được ổn định nhiệt là các khối lượng thử nghiệm. Đây là các khối lập phương, kích thước 46mm, được chế tạo từ hợp kim vàng-platinum đặc, không từ tính. Chúng trôi tự do trong các buồng chân không. Điều này nghe có vẻ hơi thừa trong không gian nhưng các tàu liên tục nhả khí khi vận hành, do đó các khối lượng thử nghiệm cần được bảo vệ. Thêm vào đó, tia cực tím sẽ phát sáng trong buồng chân không theo định kỳ để giải phóng electron và giữ cho môi trường bên trong buồng chân không trung hòa về điện trước khả năng bị bắn phá bởi các tia vũ trụ.

Mô phỏng về hệ thống đẩy micro của eLISA
Toàn bộ hệ thống eLISA sẽ tự di chuyển để duy trì vị trí trung tâm của các khối thử nghiệm. Mỗi buồng chân không có các cảm biến điện dung giám sát những thay đổi tương quan của khối thử nghiệm đối với tàu và giao thoa kế laser sẽ đo sự thay đổi giữa các khối thử nghiệm với nhau. Nếu khối thử nghiệm rời khỏi tâm, hệ thống đẩy micro của tàu sẽ tự động được kích hoạt để điều chỉnh vị trí của chúng.
Hoạt động đo đạt của eLISA được thực hiện qua một chiếc kính thiên văn đường kính 20cm. Kính thiên văn sẽ phóng ra một tia laser Nd:YAG dọc theo chiều dài đường cơ sở (Nd:YAG là loại laser rắn sử dụng thể pha lê Yttrium-Aluminum-Garnet (ngọc hồng lựu) được phủ nguyên tố hiếm Neodymi của vỏ Trái Đất để làm môi trường kích hoạt. Bước sóng của Nd:Yag là 1064nm thuộc phổ cận hồng ngoại). Nếu xuất hiện hiện tượng uốn cong quang học, ánh sáng nhận được sẽ giao thoa với ánh sáng của tia laser ban đầu. Sự giao thoa cho phép hệ thống tính toán thời khắc chuyển động của các khối thử nghiệm với độ nhạy cực cao. Trên eLISA thậm chí còn có một hệ thống để khử nhiễu laser.
Với việc sử dụng giao thoa kế laser, eLISA có thể sử dụng các khối lượng thử nghiệm để đo đạt chính xác khoảng cách với tỉ lệ dưới picomet (chưa đến 1/31 kích thước nguyên tử Helium). Điều này cho phép eLISA phát hiện sóng hấp dẫn ở tần số từ 0,1mHz đến 100mHz và có thể xác định tần số, pha và độ phân cực của sóng. Thêm vào đó, eLISA có thể quan sát toàn bộ bầu trời và phân tích/phân biệt các tín hiệu chồng chéo.

Ảnh mô phỏng về 1 trong 3 tàu vũ trụ eLISA
Mục tiêu đầu tiên của eLISA sẽ là các ngôi sao đôi cỡ nhỏ. Chúng sẽ đóng vai trò như một công cụ hiệu chuẩn bởi vị trí và chu kỳ của các sao đều đã được xác định. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu áp dụng phép ngoại suy và tạo nên độ tin cậy cho hoạt động thăm dò trong tương lai.
Time Sumner - giáo sư vật lý dẫn đầu nhóm nghiên cứu eLISA tại học viện hoàng gia London cho biết: "Sứ mạng này sẽ cho phép chúng tôi nghiên cứu về vũ trụ theo một phương pháp hoàn toàn mới - chúng tôi sẽ được "lắng nghe" cũng như nhìn thấy. Trải qua nhiều thế kỷ, thiên văn học đã vén bức màn bí ẩn của quang phổ điện từ với ánh sáng, hồng ngoại, tia X v.v… Với sóng hấp dẫn, chúng tôi sẽ có một phương pháp thu thập thông tin khác biệt hoàn toàn. Cũng giống như trước đây chúng ta xem TV không có tiếng, giờ thì có cả tiếng lẫn hình để cảm nhận rõ hơn những gì đang xảy ra. Những khả năng của sóng hấp dẫn thực sự mê hoặc chúng tôi. Chúng tôi sẽ có thể giải quyết những thắc mắc về lỗ đen, quan sát hoạt động của lực hút một cách chính xác hơn trước đây và thậm chí có thể biết được những gì xảy ra trong vài giây sau vụ nổ Big Bang".

LISA Pathfinder trong khoang vũ trụ cùng các nhà khoa học tại ESA
Để thử nghiệm công nghệ eLISA, ESA sẽ phóng tàu LISA Pathfinder (LPF) vào năm 2015 theo một sứ mạng kéo dài 6 tháng nhằm kiểm tra các hệ thống sẽ được sử dụng trên eLISA, hiệu quả của các phương pháp đo đạt quang học và những giới hạn công nghệ.
eLISA được ESA xếp vào lớp sứ mạng L3 (Large) và sẽ được thực hiện sau sứ mạng L2 - nghiên cứu mở rộng về tia X vào năm 2028 của ESA.

(Theo Tinh Tế)

Phát hiện những nhánh bị mất tích của Dải Ngân hà

Phát hiện những nhánh bị mất tích của Dải Ngân hà


Cuộc nghiên cứu các ngôi sao khổng lồ đã xác nhận Dải Ngân hà có đến 4 “cánh tay” xoắn ốc, chấm dứt tranh cãi lâu nay vốn cho rằng thiên hà chúng ta chỉ có 2 nhánh.

Hình ảnh mới về Dải Ngân hà, cho thấy 4 nhánh xoắn ốc - Ảnh: NASA

Kết luận trên đã được rút ra trong cuộc nghiên cứu kéo dài 12 năm, dựa trên dữ liệu của các đài thiên văn vô tuyến ở Úc và Trung Quốc khi quan sát 1.650 ngôi sao khổng lồ của Dải Ngân hà.
Vào thập niên 1950, các nhà thiên văn học sử dụng các hình ảnh quan sát những đám mây khí trong Dải Ngân hà, nơi các ngôi sao tượng hình, và phát hiện 4 nhánh của thiên hà xoắn ốc này.
Tuy nhiên, dữ liệu được công bố vào năm 2008 của kính thiên văn Spitzer cho thấy Dải Ngân hà chỉ có 2 nhánh, dựa trên kết quả phân tích số liệu thu thập từ 110 triệu ngôi sao.
Mới đây, nhóm chuyên gia Đại học Leeds (Anh) đã xác nhận lại giả thuyết 4 nhánh của Dải Ngân hà.
“Không phải dữ liệu của Spitzer sai, và của chúng tôi đúng, mà là do hai cuộc khảo sát chọn hướng phân tích khác nhau”, theo Space.com dẫn lời đồng tác giả cuộc nghiên cứu là Giáo sư Melvin Hoare.
Giáo sư Hoare cho hay Spitzer chỉ nghiên cứu các ngôi sao có khối lượng thấp và nguội hơn, trong khi nhóm của ông quan sát các ngôi sao khổng lồ có vòng đời ngắn ngủi, chỉ tồn tại khoảng 10 triệu năm.
(Theo Thanh Niên)

Sự sống muôn màu qua kính hiển vi

Các nhà khoa học có thể nghiên cứu sự sống đầy màu sắc của các loài động vật, thực vật trong môi trường tự nhiên bằng kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh qua kính hiển vi.


Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến, thường sống ở dưới nước hoặc những vùng ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá. Trong ảnh là bẫy mồi đặc biệt của loài cây ăn thịt này.


Phôi thai một con dơi đen tai cụp (Molossus rufus). Trong giai đoạn này, các ngón tay mọc dài hơn và hình thành các màng da linh hoạt nối liền xương cánh tay với các ngón tay, màng cánh dơi che kín phần mặt.


Hình ảnh phức hợp một nhóm gồm 7 loài tảo nước ngọt đơn bào. Màu đỏ trong bức ảnh xuất phát từ hiện tượng phát quang của diệp lục.

Hình ảnh cắt ngang của một nụ hoa lily (bách hợp). 

Hai con bọ Gonocerus acuteangulatus sau khi chào đời được hai giờ, có kích thước 3mm. 

Ấu trùng muỗi Glassworm (Chaoborus). Bằng phương pháp chụp và kỹ thuật chiếu sáng đặc biệt, hình ảnh chụp ấu trùng có thể giúp người xem nhìn rõ hệ thống cơ của chúng.

Đầu và chân của ấu trùng caddisfly. Đây là loài côn trùng có ở châu Âu và Bắc Mỹ, thường sống ở vùng nước ngọt, gần các bãi cát hay bãi sỏi, đá.

Chuyển động của trùng đế giày Paramecium, một đại diện của lớp trùng cỏ. Hình ảnh qua kính hiển vi cho thấy trùng di chuyển nhờ các lông bơi. Nhờ các lông bơi này, nó bơi rất nhanh trong nước và có thể vừa tiến vừa xoay.
(Theo VnExpress)